Đây là những con số thể hiện 1 phần những khó khăn mà hệ thống phân phối phải đối mặt được nhắc đến ở buổi Sơ kết về đảm bảo cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP.HCM (đợt dịch lần thứ 4) chiều ngày 12/11.

Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op – Lê Trường Sơn như muốn khóc khi kể lại những ngày khó khăn thực tế thực tế nằm ngoài dự kiến. Hệ thống phân phối này có trên 19.000 người, tại TP.HCM là 8.000 người. Giai đoạn cao điểm có gần 1.600 cán bộ, công nhân viên của Saigon Co.op bị nhiễm bệnh. Trong đó, khoảng 1.400 nhân viên tại TP.HCM nhiễm bệnh phải cách ly và đã có trường hợp tử vong được xác định nhiễm bệnh khi công tác.

“Đây là cái giá hết sức đắt đối với doanh nghiệp trong quá trình duy trì hoạt động của chuỗi phân phối trong đại dịch Covid-19”, ông Sơn nói.

Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) cho rằng, chưa bao giờ cộng đồng các DN của ngành sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm phải trải qua những ngày tháng như vừa qua. Không có tiền lệ, không có sự chuẩn bị trước nào.

Theo bà Chi, hàng trăm, nghìn khó khăn, khi nhìn lại cũng không thể tưởng tượng là các DN đã vượt qua và duy trì chuỗi cung ứng. Có những chủ DN lớn đã phải khóc khi trở tay không kịp với diễn biến của dịch bệnh. Tình trạng “ngăn sông cấm chợ” tạm thời ở giai đoạn đó khiến thiếu từng cọng sả, cọng hành khiến không thể sản xuất được một gói mỳ tôm trọn vẹn.

Tại đây, Sở Công thương TP.HCM nhận thấy những hạn chế như sự thiếu nhất quán, đồng bộ giữa các ngành, địa phương trong điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19. Việc cập nhật, triển khai các văn bản quy định về phòng, chống dịch và thông tin chỉ đạo điều hành còn chưa đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương. Các quy định, quy trình, thủ tục mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch còn rườm rà, phức tạp, khó triển khai thực hiện. Những điều này đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các DN trong chuỗi cung ứng.

{keywords}
Hình ảnh một người dân đi chợ mua rất nhiều đồ dự trữ vào tháng 8/2021 (ảnh: Trần Chung)
{keywords}
Hình ảnh xếp hàng cả tiếng vào siêu thị mua hàng không phải là chuyện hiếm trong mùa dịch (ảnh: Trần Chung)

Tại lễ sơ kết, Phó Chủ tịch TP.HCM - bà Phan Thị Thắng ghi nhận: những con người miệt mài làm việc mặc dù biết chắc hiệu quả kinh doanh vào thời điểm đó là không cao. Nhiều DN đã chấp nhận hoạt động không đúng với ngành nghề, sở trường của mình để giúp TP.

“Các hệ thống siêu thị gồng mình gấp 3 – 4 lần để đảm bảo cung ứng hàng hóa. Những xe bus được cải tiến thành siêu thị mini đến từng khu phố. Những anh bộ đội đi chợ hộ giúp dân. Những nhà thuốc, cửa hàng mỹ phẩm bán rau củ quả cho TP. Đó là những hình ảnh, kỷ niệm sẽ khắc ghi mãi”, đại diện lãnh đạo TP chia sẻ.

{keywords}
Hình ảnh bộ đội đi chợ giúp dân trong cao điểm giãn cách xã hội tại TP.HCM (ảnh: Trần Chung)

Theo bà Thắng, TP đang hướng tới tổ chức hoạt động các chợ truyền thống, chợ đầu mối trong bối cảnh thích ứng với dịch bệnh Covid-19. Đưa vào vận hành mô hình chợ đầu mối trên nền tảng chuyển đổi số, hạn chế phương thức tiếp xúc trực tiếp, thay đổi cách thức quản lý nhằm thích ứng xu hướng phát triển mới. 

Trần Chung

Mở cửa siêu thị, dùng trí tuệ nhân tạo kiểm soát người mua

Mở cửa siêu thị, dùng trí tuệ nhân tạo kiểm soát người mua

Phủ xanh nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ là những giải pháp các siêu thị tại TP.HCM thực hiện để phục vụ đón khách trực tiếp từ ngày 1/10, trong điều kiện "bình thường mới".