Ngày càng nhiều thị trường áp dụng những quy định nghiêm ngặt về vùng sản xuất, cơ sở sơ chế, chế biến nhằm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Giải pháp xác thực hàng hóa truy xuất nguồn gốc giúp nông sản không bị làm giả, nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời quảng bá sản phẩm rộng rãi; giúp người tiêu dùng biết được rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như các công đoạn để làm ra sản phẩm, người tiêu dùng sẽ biết được sản phẩm đó được làm, nuôi, trồng,…ở đâu, các công đoạn chế biến như thế nào.
Bởi vậy, mã số vùng trồng được coi là tấm vé thông hành cho nông sản xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Để giải quyết bài toán truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản trên thị trường hiện nay có giải giáp VNPT Check và giải pháp vCheck của Viettel đáp ứng được các quy định về truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản, được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước ứng dụng.
Giải pháp cung cấp tem xác thực nguồn gốc sản phẩm nông sản dùng để cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc quản lý quá trình sử dụng, mỗi tem có số định danh riêng trên cơ sở dữ liệu và gắn liền với các thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất của từng sản phẩm... Khi truy xuất thông tin qua tem người sử dụng có thể biết các thông tin của sản phẩm và có thể gửi phản hồi, đánh giá về sản phẩm cho tổ chức quản lý và nhà sản xuất. Tem xác thực nguồn gốc sản phẩm nông sản có ưu điểm dễ sử dụng.
Khi doanh nghiệp sử dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ được cấp mã tem điện tử dạng QR Code (mã xác thực hàng hóa) và in tem điện tử, sau đó thực hiện dán lên sản phẩm, hàng hóa.
Để truy xuất thông tin, người tiêu dùng chỉ cần tải ứng dụng truy xuất nguồn gốc VNPT Check hoặc vCheck của Viettel từ Google Play, Play Store, App Store về smartphone hoặc dùng các ứng dụng phổ biến nhất hiện nay có chức năng đọc và quét mã QR code như Zalo, Facebook để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, rất thuận lợi cho người tiêu dùng sử dụng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, phân biệt hàng thật, hàng giả lưu thông trên thị trường và phù hợp để các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng thực hiện, góp phần quản lý, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, đặc sản của địa phương. Từ đó, góp phần bảo vệ được sản phẩm và tạo dựng niềm tin nơi khách hàng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, đặc biệt là trái cây, ngành phối hợp địa phương nâng cao chất lượng, gia tăng số lượng cấp mã số vùng trồng, cơ sở vùng nuôi, cơ sở đóng gói, bao bì.
Đến nay, đã cấp 8.052 mã số vùng trồng, 1.596 mã số cơ sở đóng gói; riêng năm 2024, đã cấp 1.194 mã số vùng trồng, 175 mã số nhà đóng gói cho các loại quả tươi: thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh leo, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen... Đây là các mã số gắn với các sản phẩm được phép xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…
Người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin về sản phẩm qua điện thoại thông minh người tiêu dùng có thể truy xuất thông tin về sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi, dễ dàng phát hiện hàng giả, hàng nhái, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.