Bệnh nhân là nữ, 14 tuổi, nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên lúc 16h ngày 3/9. Người nhà cháu bé cho biết, cháu gặp tai nạn giao thông, bị một chiếc ô tô 4 chỗ chèn qua phần ngực và một phần bụng.
Thời điểm tới cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng sốc, huyết áp tụt, đau ngực, thở nhanh, đau bụng mạn sườn phải. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và lồng ngực, bác sĩ phát hiện hình ảnh đụng nhập nhu mô gan phải, đụng dập nhu mô phổi 2 bên, vỡ thân đốt sống D3. Bệnh nhân được chẩn đoán đa chấn thương.
Các bác sĩ tại Điện Biên đã tiến hành theo dõi tổn thương bụng, ngực; hồi sức về nội khoa; truyền dịch, kháng sinh cho bệnh nhân. Đến sáng 4/9, cháu bé có tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt, thiếu máu rất nặng.
GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người điều hành phiên hội chẩn từ xa nhấn mạnh, dựa trên tình trạng lâm sàng và các phim chụp, trường hợp này có thể bảo tồn gan. Tuy nhiên, cần theo dõi sát có tổn thương phối hợp hay không.
“Ngoài chấn thương gan, bệnh nhân có thể chấn thương tuy, vỡ tá tràng nằm sâu bên trong, nếu để hoại tử mới phát hiện sẽ rất nguy hiểm”, GS Sơn nhấn mạnh.
Các chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong phiên hội chẩn |
TS. BS. Phạm Hữu Lư, Phó Trưởng Khoa Ngoại Tim mạch và Lồng ngực cho biết, đến thời điểm này, lượng dịch bên màng phổi phải, đụng dập phổi của bệnh nhân khá nhiều. Chuyên gia đưa ra chỉ định dẫn lưu màng phổi đối với trường hợp này. Đồng thời, xin ý kiến của chuyên gia hồi sức, xem xét vấn đề “đưa bệnh nhân vào phòng mổ dẫn lưu hay dẫn lưu tại chỗ” và “có tiến hành thở máy hay không”.
Sau khi phân tích các chỉ số của bệnh nhân, BSCKII Đỗ Danh Quỳnh, Giám đốc Trung tâm Gây mê và Hồi sức Ngoại khoa cho rằng, trường hợp này có thể dẫn lưu màng phổi ngay tại phòng hồi sức, chưa cần vào phòng phẫu thuật.
“Bệnh nhân tỉnh, không tụt huyết áp, các thông số cho phép dẫn lưu ngay tại chỗ. Người bệnh cũng chưa cần áp dụng thở máy”, BS Quỳnh phát biểu.
Về vấn đề xử lý chấn thương cột sống, PGS.TS Nguyễn Lê Bảo Tiến, Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Việt Đức thông tin, trường hợp trên nằm trong bệnh cảnh của bệnh lý đa chấn thương, lâm sàng không liệt, hình ảnh Xquang và CT có tổn thương trật cột sống ngực 3,4; không có tổn thương đốt sống cổ.
Thông thường, nếu phim chụp Xquang cột sống cổ thẳng nghiêng không phát hiện tổn thương, có thể loại trừ được khoảng 70% chấn thương này. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chấn thương cột sống mà không phát hiện tổn thương trên phim.
“Bởi vậy, chúng ta chỉ loại trừ chấn thương cột sống cổ khi lâm sàng không có điểm đau tại chỗ, không có các vấn đề về chèn ép thần kinh. Đặc biệt, sau khi lâm sàng ổn định, cần chụp cộng hưởng từ cột sống cổ mới có thể loại trừ chính xác”, PGS Tiến cho biết.
Về chấn thương trên cột sống ngực, ông Tiến phân tích, vấn đề đe dọa tính mạng bệnh nhân hiện là chấn thương ngực, phổi, gan. Bởi vậy, dù người bệnh có nguy cơ liệt tiến triển, bác sĩ cần giải thích cho gia đình lý do chưa thể can thiệp cột sống. Việc lật sốc bệnh nhân có thể dẫn đến suy hô hấp, chảy máu tạng nặng lên.
Đặc biệt, điều trị cột sống ngực cần bất động bán cứng. Khi vận chuyển người bệnh, luôn phải đảm bảo nguyên tắc “mặt phẳng”, tức là toàn bộ phần lưng ngực và lưng thắt lưng cần được giữ thẳng, không xoắn vặn.
Ca mổ nội soi tại Quảng Ninh được hội chẩn trực tuyến |
Ngoài ca bệnh nói trên, trong buổi hội chẩn từ xa, các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức còn hội chẩn cho nhiều ca bệnh khác tại các đầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, Bệnh viện Đa khoa Hà Giang.
Đặc biệt, lần đầu tiên Trung tâm tư vấn khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Việt Đức tổ chức tư vấn trực tuyến qua hệ thống mổ nội soi công nghệ 3D.
Bệnh nhân là nữ, 60 tuổi, có chẩn đoán viêm túi mật do sỏi mật, hẹp đường mật chưa rõ nguyên nhân, điều trị tại Bênh viện Đa khoa Quảng Ninh. Tiến bộ khoa học kỹ thuật trên được đánh giá có thể giúp các chuyên gia nhìn bằng hình ảnh từ xa một cách rõ rét, thực tế nhất để đưa ra tư vấn chính xác.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh viện là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện việc tư vấn khám chữa bệnh từ xa. Năm 2006, các chuyên gia đầu ngành của Việt Đức lần đầu thực hiện việc tư vấn phẫu thuật từ xa với các đồng nghiệp ở Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng.
Tính riêng từ năm 2013 đến 2019, đã có gần 600 cuộc hội chẩn từ xa được triển khai hàng tuần tại bệnh viện. Từ 23 điểm cầu đầu tiên, Bệnh viện Việt Đức hiện có hơn 100 cơ sở y tế, kể cả tuyến huyện đăng ký trở thành điểm cầu, bệnh viện vệ tinh để được tư vấn phẫu thuật.
Ông Giang nhận định, hệ thống tư vấn khám chữa bệnh từ xa, đặc biệt với ngành ngoại khoa đã giúp xóa nhòa ranh giới, khoảng cách giữa vùng sâu vùng xa với các bệnh viện và các giáo sư, chuyên gia hàng đầu.
Nguyễn Liên
Chuyên gia 'chỉ điểm' 2 thực phẩm gây ung thư gan mạnh hơn bia rượu
Dựa trên nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ tên 2 loại thực phẩm nguy hiểm cho gan, cần được loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.