Rừng quốc gia Yên Tử còn khoảng 233 cây xích tùng, mọc ở chùa Hoa Yên, Am Dược, thác Vàng, thác Bạc, nhiều nhất là ở đường tùng (69 cây).


Theo Ban quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, hàng xích tùng ở đây là hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam, dài gần 200m dọc 2 bên đường lên đỉnh thiêng Yên Tử.

Tuổi đời đã 700 năm, các cây xích tùng có thân cao lớn, vượt hẳn những cây rừng khác, thân vỏ sần sùi, bộ rễ mọc đan xen nhau lan ra đường bậc thang.

Cũng vì được trồng lâu năm cùng thân gốc to lớn 2 người ôm không hết nên mọi người thường gọi cây là "cụ xích tùng".

Vì muốn ngắm các "cụ xích tùng", nhiều du khách chọn cách đi bộ lên đỉnh thiêng Yên Tử thay vì đi cáp treo.


"Lên đỉnh Yên Tử sẽ không còn thú vị nếu không đi qua đường tùng, nơi minh chứng cho nền phát triển Phật giáo Việt Nam từ những ngày đầu sơ khai. Chúng tôi đi bộ nhưng không bị mệt vì được cây che bóng mát, vừa đi vừa ngắm cảnh", ông Hoàng Minh Tâm (67 tuổi, quê Hải Dương) cho biết.

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận xích tùng ở đây là cây di sản Việt Nam.

Hiện tại có 132 cây mắc bệnh và nguy cơ chết do quá già cỗi. Những cây này bị mục rỗng thân, sâu bệnh nghiêng ngọn, những năm gần đây đã có 20 cây chết.

{keywords}
Nhiều cây mắc bệnh, mục rỗng, nguy cơ chết

Mới đây, dự án cứu rừng xích tùng được triển khai với tổng kinh phí 26 tỷ đồng (nguồn từ việc thu phí tham quan danh thắng Yên Tử), kéo dài trong vòng 5 năm.

Những cây bị bệnh sẽ được cắt bỏ cành mục, nạo bớt phần gỗ bị hỏng rồi xông thuốc để diệt côn trùng gây bệnh; dùng hoá chất để ngăn ngừa nước mưa ngấm vào làm hại thân cây.

5 cây thị cổ thụ gần 700 năm tuổi, nơi trú ẩn của bộ đội thời chiến

5 cây thị cổ thụ gần 700 năm tuổi, nơi trú ẩn của bộ đội thời chiến

5 cây thị gần 700 năm tuổi trong vườn nhà ông Lê Minh Thưởng (Nghệ An) tương truyền là nơi vua Quang Trung buộc voi chiến. Cứ vào mùa, thị lại cho quả chín mọng, thơm ngào ngạt.

Phạm Công