Ùn tắc giao thông là vấn nạn của nhiều đô thị trên thế giới. Việc tìm được giải pháp hữu hiệu cho bài toán này thật sự không đơn giản.
VietNamNet giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài về cách một số nước trên thế giới giải quyết tình trạng ùn
Ùn tắc giao thông là vấn nạn của nhiều đô thị trên thế giới. Việc tìm được giải pháp hữu hiệu cho bài toán này thật sự không đơn giản.
VietNamNet giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài về cách một số nước trên thế giới giải quyết tình trạng ùn
Ở một số nơi thường xuyên tắc đường trên thế giới như Sao Paulo của Brazil, Colombia và Philippines, giải pháp được áp dụng là cấm xe theo biển số. Theo đó, mỗi phương tiện sẽ bị cấm lưu thông trong khung giờ cao điểm vào một ngày cụ thể, và ngày đó được quy định dựa vào biển số xe.
Để thực hiện biện pháp này hiệu quả, lực lượng cảnh sát phải nhờ vào sự trợ giúp của hàng trăm camera có hệ thống nhận diện hình ảnh để giám sát các phương tiện.
Chính quyền thủ đô Manila tại Philippines đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế ôtô ở một số khu vực nhất định. Trong đó, có một quy định là cấm xe theo biển số, ví dụ các xe mang biển kiếm soát với số cuối là 1 và 2 sẽ không được lưu thông vào thứ Hai.
Tại Anh, để giải quyết lưu lượng giao thông lên đến 120.000 phương tiện/ngày trên quốc lộ M42, chính phủ nước này đã cho thiết kế hệ thống quản lý giao thông qua bảng điện tử (ATM).
Trong những khung giờ cao điểm, các bảng điện tử gắn trên từng làn đường sẽ giúp quản lý các luồng xe cộ cũng như cảnh báo tài xế về các đoạn tắc phía trước để kịp thời chuyển hướng.
Chi phí xây dựng toàn bộ hệ thống chỉ bằng 1/5 chi phí mở rộng quốc lộ. Khí thải các phương tiện qua lại cũng giảm 10% do các xe có thể đi nhanh mà ít phải lên xuống số hơn. Hệ thống ATM có thể không phù hợp với tất cả các loại đường cao tốc, nhưng đang chứng tỏ là một phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng ùn tắc cho những hệ thống giao thông đã hoàn thiện.
Còn tại Mỹ, các bang và các thành phố sử dụng các biện pháp quản lý giao thông khác nhau trong giờ cao điểm. Một số bang thiết kế đường cao tốc thành các làn riêng cho một số loại xe nhất định trong giờ cao điểm. Tất cả các xe đều được lưu thông vào các thời điểm khác trong ngày.
Các bang Arizona, California, Georgia, New York hay Washington sử dụng các đoạn đường nối để điều tiết lượng xe vào đường cao tốc trong giờ cao điểm. Nhằm giảm lượng xe đi lại, một số thành phố tại Mỹ đã quy định giờ cao điểm khác nhau.
Tại một số nơi, trong đó có New York, giờ cao điểm sẽ được tính từ 4 - 9h. Người dân sẽ tranh thủ đi làm từ 5 - 6h để tránh đông đúc. Người đi tàu điện ngầm cũng phải đi sớm hơn để giành được chỗ ngồi. Trong khi, giờ cao điểm tại Los Angeles và California là nửa đêm do công nhân đi làm ca đêm.
Bài 3: Từ xe buýt ‘siêu to khổng lồ’ tới miễn phí tàu xe, các nước vật vã chống ùn tắc
Để giúp giảm bớt sự khổ sở của người đi làm bằng tàu điện ngầm mỗi sáng thứ hai, công ty Tokyo Metro của Nhật đã có sáng kiến độc đáo.