1. Hai tỉnh nào từng sáp nhập thành Cao Lạng?
-
Bắc Kạn và Cao Bằng
0%
- Cao Bằng và Lạng Sơn
0%- Bắc Giang và Cao Bằng
0%Chính xácCao Lạng là tên gọi của một tỉnh cũ, trên cơ sở hợp nhất Cao Bằng và Lạng Sơn, từ tháng 12/1975. Khi đó, tỉnh Cao Lạng có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn và 18 huyện: Bắc Sơn, Bảo Lạc, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Hà Quảng, Hòa An, Hữu Lũng, Lộc Bình, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Tràng Định, Trùng Khánh, Văn Lãng, Văn Quan.
Tỉnh lỵ được đặt tại thị xã Cao Bằng. Dân số của tỉnh vào năm 1976 gần 900.000 người với diện tích hơn 13.000 km2.
Đến tháng 12/1978, tỉnh Cao Lạng được tách thành hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng.
2. Lạng Sơn từng có tên là:
-
Lạng Giang
0%
- Lạng Châu
0%- Sơn La
0%- Cả a và b
0%Chính xácLạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn, thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập - Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt.
Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, rồi Lạng Giang, Lạng Sơn là một vùng đất quan trọng của nước Đại Cồ Việt và Đại Việt, nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước.
3. Từ "Lạng" trong tên Lạng Sơn có nghĩa gì?
-
Lượng
0%
- Nơi có nhiều mây
0%- Thung lũng
0%- Vùng rừng núi
0%Chính xácTheo Báo Lạng Sơn, Lạng Sơn là vùng đất có số đông người Tày - Nùng sinh sống từ lâu đời. Về những địa danh người Tày - Nùng thường đặt, trong cuốn “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, ở hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn (khu vực người Tày - Nùng đông đảo nhất), nhiều địa danh có từ “Khuổi” và “Lũng” (Lủng), như: Khuổi Bốc, Khuổi Cống, Khuổi Slao, Khuổi Nọi… hay Lũng Môn, Lũng Phi, Lũng Vài, Lủng Pa… Ngày nay, “Khuổi” chỉ con suối, “Lũng” chỉ thung lũng.
Từ những căn cứ trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh đưa ra giả thuyết: Từ “Lạng” là một từ Hán - Việt cổ, bắt nguồn từ “Lũng” trong ngôn ngữ Tày - Nùng theo ngữ nghĩa cổ. Xứ Lạng là xứ sở gồm nhiều “Lũng” và như vậy, xứ Lạng, Lạng Sơn có nghĩa là xứ sở của những thung lũng có núi cao đẹp - là xứ núi non hùng tráng mang nặng nghĩa tình gắn bó Việt - Tày - Nùng trong lịch sử.
4. Cao Bằng và Lạng Sơn đều từng thuộc khu tự trị Việt Bắc?
-
Đúng
0%
- Sai
0%Chính xácSau khi miền Bắc được giải phóng (1954), ngày 1/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập khu tự trị Việt Bắc, bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang (trừ huyện Yên Bình), Thái Nguyên (trừ hai huyện Phổ Yên, Phú Bình) và huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang.
Theo sắc lệnh này, việc thành lập khu tự trị Việt Bắc nhằm tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Việt Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt.
Nhân dịp thành lập khu tự trị Việt Bắc, Bác Hồ đã gửi thư cho đồng bào, nêu rõ mục tích thành lập khu tự trị "là để làm cho các dân tộc anh em toàn khu cùng nhau tự quản lý công việc của mình, phát huy khả năng của mình, tiến bộ mau chóng về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội".
Khu tự trị là một cấp chính quyền địa phương, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chính phủ trung ương. Hệ thống tổ chức chính quyền khu tự trị Việt Bắc có 4 cấp: khu, tỉnh, châu, xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở.
Từ sau năm 1975, Việt Bắc nằm trong hệ thống chung của nước Việt Nam thống nhất. Làm tròn nhiệm vụ lịch sử trong một giai đoạn cách mạng nhất định, Việt Bắc không còn là một khu vực hành chính tự trị. Ngày 27/12/1975, khu tự trị Việt Bắc giải thể.
- Sai
- Nơi có nhiều mây
- Lạng Châu
- Cao Bằng và Lạng Sơn