Tại Mỹ, có một học thuyết gây tranh cãi nhưng thường được tòa án công nhận những năm gần đây cho phép hải quan Mỹ lục soát, tịch thu bất kỳ thiết bị nào mà không cần lý do.
Một người phụ nữ Mỹ gốc Hồi giáo đã kiện thành công các quan chức hải quan nước này, buộc phải xóa tất cả dữ liệu sao chép từ chiếc iPhone 6S Plus mà họ tịch thu của cô. Trước đó vào tháng 2/2018, cô này bị giữ tại sân bay quốc tế Newark, New Jersey, Mỹ trên đường trở về từ một chuyến đi nước ngoài.
Luật sư bên nguyên đơn đã viện dẫn nội dung trong Điều 41 Luật Tố tụng Hình sự Liên bang đối với các trường hợp thu giữ tài sản. Đây là điều hiếm khi xảy ra bởi luật này chỉ áp dụng với các cuộc điều tra tội phạm, đồng thời hiện vật bị thu giữ là hữu hình, không phải thông tin dữ liệu.
Các luật sư nguyên đơn cho rằng việc thu giữ tài sản người khác mà không có lý do cụ thể là hành động vi hiến. Ảnh: Arstechnica. |
"Họ chưa từng cáo buộc cô ấy là tội phạm, cũng như nêu ra lý do cho việc thu giữ", luật sư nguyên đơn Albert Fox Cahn cho biết.
Theo Arstechnica, chính quyền Mỹ cho rằng họ có quyền lục soát và thu giữ bất kỳ thiết bị nào ở khu vực biên giới mà không cần lý do cụ thể nhằm phục vụ cho công tác trị an. Điều này dựa trên Học thuyết gây tranh cãi Ngoại lệ đường biên giới (Border Search Exception), thường được tòa án nước này công nhận trong những năm gần đây.
Về phần mình, các viên chức hải quan của Mỹ cho hay những vụ lục soát dữ liệu di động như trên không thường xuyên xảy ra. Theo những số liệu được cung cấp từ hải quan Mỹ trong năm 2017, chỉ có 30.200 vụ kiểm tra dữ liệu, xấp xỉ mức 0,007% trong số 397 triệu du khách quốc tế đến nước này, tăng 0,005 so với 2016.
Tuy nhiên, ông Cahn cùng các luật sư nguyên đơn bày tỏ sự không đồng ý, bởi cho rằng hành động tự ý lục soát mà không có lý do là vi hiến.
Theo Zing
Apple chặn hoàn toàn chương trình giúp bẻ khóa iPhone
Apple vừa bổ sung biện pháp an ninh mới trên bản cập nhật của iOS 12. Điều này nhằm vô hiệu hóa việc mở khóa iPhone trái phép của FBI và cảnh sát.