UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch về cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2025 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rất nhiều định hướng, giải pháp gắn chặt với việc tăng cường vai trò của khoa học công nghệ đã được Kế hoạch đề cập đến.

Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao

Trong định hướng cơ cấu lại theo lĩnh vực của ngành, giai đoạn này thành phố đề ra một số nhiệm vụ cụ thể gắn với từng lĩnh vực, trong đó đặc biệt khuyến khích việc triển khai, tăng cường ứng dụng công nghệ cao.

Trong lĩnh vực trồng trọt, Hải Phòng hướng đến: tiếp tục thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục phát triển các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch được duyệt;

Tiếp tục triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa, dành quỹ đất thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp trong đó, ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; canh tác lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất cây trồng trong nhà lưới, sử dụng màng che phủ, hệ thống tưới tự động, tưới thấm; biện pháp thâm canh bền vững;

Giảm việc sử dụng phân bón vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật; sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với chứng nhận truy xuất nguồn gốc, nhãn mác sản phẩm với liên kết tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa; khuyến khích tổ chức, cá nhân tập trung, tích tụ ruộng đất chuyển đổi mô hình sản xuất hàng hóa lớn.

V.v...

{keywords}

TP định hướng tiếp tục phát triển các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh minh họa 

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, thành phố khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, phát triển chăn nuôi hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; tập trung cải tạo con giống theo hướng tăng năng suất, chất lượng. Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn xây dựng thương hiệu sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư lò giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất con giống, phát triển nuôi ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị; xây dựng các cơ sở giống chất lượng cao, vùng sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường.

Còn trong lĩnh vực thủy sản, thành phố đặt nhiệm vụ phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái: Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm (năng suất cao gấp 2-5 lần so với nuối truyền thống); thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm đối với các vùng sản xuất tập trung;

Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến sản phẩm ngay trên tàu nhằm nâng cao chất lượng hải sản, giá trị gia tăng và giảm tổn thất sau thu hoạch. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, ven bờ và khai thác nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.

Cùng với đó, mở rộng diện tích nuôi vụ Đông, tiếp tục mở rộng hình thành vùng chuyên canh, khu nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Tăng cường khai thác thủy sản xa bờ bằng các tàu đánh bắt sử dụng các trang thiết bị hiện đại (thông tin liên lạc, rada, định vị, đo sâu, dò cá, bảo quản sản phẩm...) tiến tới cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu trong khai thác, quyết liệt chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU).

V.v...

Đối với công nghiệp chế biến, cơ giới hóa, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường, thành phố định hướng:

Trong cơ giới hóa sản xuất: Triển khai xây dựng và thực hiện Đề án cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất 20 – 30%; tăng năng suất lên 15 - 20%; phổ biến và nhân rộng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ; hình thành dịch vụ gắn sản xuất trong chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, hoàn thiện quy trình canh tác tiến bộ áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, giảm thiểu ô nhiễm.

Trong chế biến, bảo quản sản phẩm: Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm nhằm giảm tổn thất về số lượng và chất lượng sản phẩm; từng bước nâng cao trình độ công nghệ chế biến, đưa hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm lên mức độ trung bình.

v.v...

Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ

Để thực hiện các mục tiêu, định hướng đề ra, TP Hải Phòng sẽ triển khai một số giải pháp cụ thể, trong đó bao gồm giải pháp về KH&CN.

Theo đó, thành phố sẽ xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp chủ lực tập trung, đặc biệt là các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, có giá trị thương phẩm cao; kết hợp với phát triển du lịch nông thôn.

Cùng với đó, nâng cao trình độ nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng KHCN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị kết nối đồng bộ các ngành lĩnh vực khác để hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên lao động nâng cao giá trị gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành có cơ chế chính sách đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu KHCN chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường phát triển thị trường Công nghệ nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, là biện pháp “then chốt” tạo đà phát triển cho nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất và chế biến tiên tiến (VietGAP, VietGAPH, GlobalGAP, HACCP...). Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung chỉ đạo sản xuất các sản phẩm chủ lực: lúa đặc sản, rau an toàn, hoa, cây cảnh, lợn ngoại, gà lông màu, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, cá vược, nhuyễn thể... bằng các giống có năng suất, chất lượng cao theo quy trình công nghệ tiên tiến.

Tiếp tục hiện đại hóa tàu cá, áp dụng công nghệ thông tin, liên lạc tầm xa; hệ thống dự báo, tìm kiếm ngư trường; trang thiết bị đánh bắt và hầm bảo quản sản phẩm tiên tiến công nghệ số, viễn thám, sử dụng vệ tinh để quản lý nguồn lợi thủy sản và đội tàu khai thác. Triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản. Tập trung xây dựng Hải Phòng trở thành Trung tâm Nghề cá lớn của cả nước gắn với ngư trường Vịnh Bắc bộ.

Xây dựng hệ sinh thái rừng nhiều tầng, kết hợp cây phòng hộ, cây kinh tế, cây công nghiệp, cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ. Đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Phượng Trần