Tôi đã nhận được những tâm sự của nhiều nàng dâu mới về cuộc sống sau hôn nhân, xoay quanh áp lực quản lý tiền nong. Họ đều trăn trở rằng, có nên không, sau cưới, ai kiếm được nhiều tiền sẽ được quyền quyết định.
1. Một hôm, một độc giả nữ đã gửi đến cho tôi một câu hỏi khó.
Gia đình Yến ở Hà Giang, tương đối nghèo. Anh chị em cũng chẳng ai khấm khá. Vì vậy, vào ngày cưới, món quà hồi môn mà bố mẹ trao cho cũng hẩm hiu hơn so với chúng bạn. Dưới sự kiên quyết của anh con trai, bố mẹ chồng cũng rộng tay mua cho vợ chồng cô căn hộ chung cư nhưng đồng thời cũng đưa ra điều kiện: Ngôi nhà sẽ chỉ được đứng tên chồng Yến và tiền bạc sau cưới phải do một tay chồng cô quản lý.
Yến tâm sự, thực ra, từ khi ra trường cô đã làm cho một công ty nước ngoài, đến nay đã gần 5 năm, lương bổng kiếm được nhiều hơn chồng. Nhưng vì gánh nặng gia đình, bố mẹ bệnh tật, rồi còn giúp đỡ chị gái, em trai nên cô không tích cóp được nhiều. Chính vì vậy, Yến lo sợ, sau khi cưới, khi mà tiền làm ra cô đưa hết cho chồng quản lý, lại dưới sự quản thúc của mẹ chồng, phải chăng cô sẽ mất tiếng nói, không có quyền gì cả.
Người bạn gái thân thiết của Yến cũng bảo với cô rằng, nhà không đứng tên cô, tiền không được quyền quản, vậy mỗi lần vợ chồng xích mích, cãi nhau, Yến là người phải ra khỏi nhà.
Cô ấy hỏi tôi, phải đấu tranh giành quyền kiểm soát tiền nong bằng cách nào, hay trong vợ chồng, ai kiếm được nhiều tiền thì phải nghe người đó.
2. Minh là người vợ trẻ, cưới chồng khi đang ở năm thứ 3 đại học.
Rồi ngay sau đó Minh lại sinh con ngay nên chuyện bằng cấp cô phải treo lại vô thời hạn. Con còn nhỏ, Minh cũng chưa thể xin việc được ở đâu. Cô là bà nội trợ đúng nghĩa.
Mỗi tháng chồng sẽ đưa cho Minh một khoản nhất định để chi tiêu mọi việc trong nhà, còn chồng cô có bao nhiêu tiền tiết kiệm, mỗi tháng kiếm được bao nhiêu, Minh đều không rõ.
Minh cho rằng, đúng là cô không phải ra đời bon chen kiếm tiền, không phải lo cái ăn cái mặc mỗi ngày nhưng có một điều khiến cô không chịu nổi, đó là mỗi lần vợ chồng cãi nhau, chồng cô luôn nói một câu: Cô không đi làm nên không thể biết người đi làm kiếm tiền cực khổ thế nào đâu. Và lần nào, sau câu nói đó của chồng, cô chỉ biết im lặng và nuốt nước mắt vào trong.
Minh tâm sự với tôi rằng, người ta bảo có tiền, có địa vị sẽ có quyền quyết định tiền bạc thật chả sai.
-----------------
Đọc những tâm sự của những nàng dâu, tôi ngẫm lại, tại sao hiện nay phần lớn những mâu thuẫn, vấn đề nan giải trong nhiều gia đình lại đều liên quan đến tiền?
Nếu nhà là một tập đoàn, là công ty... tất mọi việc sẽ dễ giải quyết, bởi người nắm chức vụ cao nhất sẽ nắm trong tay quyền kiểm soát tiền.
Nhưng gia đình là một tổng thể mà trong đó người vợ hay chồng đều có quyền bình đẳng như nhau.
Một gia đình ổn định, hài hòa, hạnh phúc không phụ thuộc vào việc kiếm được bao nhiêu tiền mà phụ thuộc vào việc kiểm soát tốt giữa các việc kiếm tiền, chi tiêu và cân bằng tiền nong.
Trong một gia đình, chức năng của vợ hay chồng cũng thường hoán đổi cho nhau. Lúc này chồng kiếm ra tiền nhưng lúc khác vợ lại là người làm kinh tế chính. Nếu chồng bận rộn cực khổ kiếm tiền ở bên ngoài, thì người vợ ở nhà sẽ gánh vác chăm sóc con cái, đối nội đối ngoại... Đó chẳng phải cũng là việc đóng góp.
Phụ nữ thường hay tự hỏi, tại sao sau khi kết hôn, họ ngày càng ít bạn bè, không bao giờ đi ra ngoài vào buổi tối, ít các cuộc tụ tập, những buổi rong ruổi mua sắm, về đến nhà thì đầu tắt mặt tối, vậy mà mỗi lần cãi nhau với chồng chỉ biết quay mặt để giấu những giọt nước mắt.
Đấy là do sự mất cân bằng về vai trò, giá trị cá nhân giữa vợ và chồng.
Cũng có người nói, đàn ông mà có tiền sẽ dễ sinh hư. Còn người vợ mà không quản được tiền càng tạo điều kiện để đàn ông nuôi bồ nhí bên ngoài.
Tóm lại, thiết nghĩ, vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề tiền nong ở mỗi gia đình đó là các cặp vợ chồng cần xác định ngay từ đầu, sau khi kết hôn, giá trị đóng góp của mỗi cá nhân phải được tính là ngang nhau, tiếng nói của tôi và anh/em là như nhau.
Cũng cần phân tích rõ thế mạnh hay sở trường của mỗi các nhân trên các phương diện: Khả năng quản lý tài chính, khả năng đối nội đối ngoại, khả năng giáo dục con cái, khả năng cân bằng các mối quan hệ với người thân trong gia đình, với cha mẹ và con cái... để từ đó quyết định ai là người có quyền quản lý tiền bạc trong gia đình.
'Rất hạnh phúc vì được làm mẹ của con anh, nhưng kết hôn thì em không muốn'
Tôi luôn nghĩ rằng được mặc áo cưới, được lên xe hoa với một người đàn ông yêu thương mình là ước mơ của mọi cô gái. Thế nhưng bạn gái tôi là một trường hợp ngoại lệ
Nhận quả đắng vì 'săn' chồng đại gia
Từ khi còn là cô sinh viên năm III trường Kinh tế, tôi đã đề ra “tiêu chí” lấy chồng rõ ràng là “không lấy trai nghèo”. Bạn bè tôi người thì ủng hộ, người thì xì xầm dè bỉu này kia
'Anh à, mình đã từng yêu nhau sao?'
Khuya, anh về, người nồng nặc hơi men, giọng nói như muốn khóc: “Em, tha cho anh đi được không? Anh không thể sống thiếu cô ấy. Anh không thể...”
(Theo Dân Việt)