Với thêm 480 tỷ USD, trần nợ công của Mỹ được nâng lên mức suýt soát 28.900 tỷ USD. Tổng thống Joe Biden sẽ ký dự thảo thành luật ngay trong tuần này.

Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật vào ngày 7/10.

{keywords}
 

Quyết định trên của các thành viên Hạ viện Mỹ mới chỉ là giải pháp tạm thời cho vấn đề nợ công của Mỹ, và nước Mỹ vẫn đối mặt một cuộc khủng hoảng tài khóa tiềm ẩn khác vào cuối năm nay, khi hạn chót ngày 3/12 kết thúc.

Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cảnh báo các bước để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của đất nước sẽ hết hạn vào 18/10 và từ thời điểm đó, Bộ này sẽ không thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của chính phủ.

Kịch bản Mỹ vỡ nợ sẽ ảnh hưởng lớn đến các thị trường tài chính toàn cầu. Theo giới chuyên gia kinh tế, viễn cảnh này sẽ gây ra thiệt hại rộng khắp thông qua một cú tăng vọt về lãi suất, làm lu mờ niềm tin vào khả năng Washington thực hiện các nghĩa vụ tương lai của mình đúng thời hạn và tiềm tàng trì hoãn các khoản trả an sinh xã hội cho khoảng 50 triệu người cao tuổi. Các thành viên của lực lượng vũ trang cũng có thể phải chứng kiến các khoản thanh toán của họ bị chậm trễ.

Kể từ khi trần nợ được thiết lập năm 1917, Mỹ đã hai lần vỡ nợ, vào năm 1933 và năm 1979. Từ năm 1960 tới nay, nước này đã có 78 lần nâng giới hạn vay nợ. Và trong 40 năm qua, Mỹ trải qua 35 năm ngân sách bị thâm thủng do chính sách giảm thuế và vay nợ kích cầu tiêu dùng.

Thanh Hảo

Bài toán nâng trần nợ công đeo đẳng nước Mỹ

Bài toán nâng trần nợ công đeo đẳng nước Mỹ

Những vướng mắc về trần nợ của Mỹ có thể sẽ được giải quyết tạm thời, nhưng điều nước này thực sự cần là một giải pháp lâu dài cho vấn đề này.