- Mặc dù không lưu thông trên tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh nhưng rất nhiều phương tiện vẫn phải đóng phí BOT tại trạm phí cách đó 30km.

Năm 2005, Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư xây dựng tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh, Tổng công ty MTV hạ tầng Sông Đà được chọn làm chủ đầu tư.

{keywords}
Nhiều phương tiện không sử dụng đường tránh TP Hà Tĩnh vẫn phải đóng phí

Công trình được đầu tư theo hình thức BOT, có tổng chiều dài hơn 16km. Đến tháng 5/2009, công trình hoàn thành, công ty Sông Đà đề xuất được sử dụng trạm Cầu Rác (đặt tại địa phận xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên) thu phí để hoàn vốn đầu tư kể từ đó đến nay.

Việc công ty Sông Đà sử dụng trạm Cầu Rác nằm trên QL1A để thu phí hoàn vốn cho tuyến BOT nằm cách xa hàng chục km đã khiến người dân và doanh nghiệp tại Hà Tĩnh bức xúc khi không sử dụng vẫn bị thu tiền.

Ông Trần Văn Sỹ, Giám đốc công ty cổ phần vận tải ô tô Hà Tĩnh cho biết, doanh nghiệp này có tuyến xe buýt từ TP Hà Tĩnh vào huyện Kỳ Anh, hàng ngày không lưu thông trên đường tránh nhưng vẫn phải nộp tiền khi qua trạm phí Cầu Rác.

“Doanh nghiệp có 37 đầu xe buýt chạy tuyến TP Hà Tĩnh - Kỳ Anh, toàn bộ đều lưu thông trên QL1A, tính ra mỗi quý tiêu tốn hơn 100 triệu đồng phí qua trạm Cầu Rác”, ông Sỹ nói.

Anh Nguyễn Văn Nam, trú tại huyện Cẩm Xuyên cho hay: “Hàng ngày, tôi từ Cẩm Xuyên vào huyện Kỳ Anh đều phải nộp phí khi qua trạm Cầu Rác. Đoạn đường tôi đi chỉ vỏn vẹn 3km, hoàn toàn nằm trên QL1A, không dính dáng gì đến đoạn đường BOT ngoài TP Hà Tĩnh tại sao vẫn phải đóng phí?”.

Chủ đầu tư nói gì?

{keywords}
Tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh

Ông Trịnh Xuân Phúc, Giám đốc công ty TNHH một thành viên hạ tầng Sông Đà (đơn vị vận hành thu phí tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh) cho biết, việc đặt trạm thu phí tại Cầu Rác được Chính phủ thông qua.

Ông Phúc cho rằng, sở dĩ không đặt trạm thu phí ngay trên tuyến đường BOT vì có nhiều bất cập. Nếu trạm thu phí đóng trên tuyến BOT thì sẽ không đảm bảo được cự ly tối thiểu là 70km đối với trạm thu phí Bến Thủy theo quy định.

“Một khi trạm được đặt tại đầu hoặc cuối tuyến BOT chắc chắn xảy ra hiện tượng xe trốn vào các tuyến đường dân sinh để tránh bị thu phí. Việc này không những phá hỏng đường liên xã mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông địa phương”, ông Phúc lý giải.

Trạm thu phí Cầu Rác hình thành từ những năm 1980, sau khi công ty Sông Đà tiếp nhận chỉ cần tu sửa là sử dụng được. Còn nếu lập trạm mới thì phải bỏ ra 30 tỉ để xây dựng hạ tầng, ngoài ra còn phải xin thủ tục cấp đất, mất nhiều thời gian.

Ông Phúc cũng cho hay, trạm thu phí đặt trên tuyến BOT chắc chắn lưu lượng xe sẽ ít đi, thời gian hoàn vốn càng phải kéo dài. Do đó, việc đặt trạm tại Cầu Rác đảm bảo lộ trình hoàn vốn đúng thời gian cho nhà đầu tư như đã ký kết.

Ông Phúc cũng thừa nhận việc đặt trạm thu phí tại Cầu Rác vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.

Ai chống lưng 'ông BOT' mà 'ăn' tiền của dân?

Ai chống lưng 'ông BOT' mà 'ăn' tiền của dân?

Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường VN đặt câu hỏi có ai chống lưng cho 'ông BOT' không mà 'ông' muốn làm gì thì làm?

Ông Trần Đăng Tuấn 'xoay' Thứ trưởng Giao thông về BOT

Ông Trần Đăng Tuấn 'xoay' Thứ trưởng Giao thông về BOT

Trong cuộc tọa đàm "Chính sách, pháp luật và hiệu quả từ các dự án BOT" hôm qua do báo Đại biểu nhân dân tổ chức, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã nêu hàng loạt câu hỏi.

Lê Minh