Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế, được Nhà nước ưu tiên phát triển và bảo vệ như hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng. Nhà nước sẽ tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng số.

W-Ha Tang So 1.jpg
Theo chiến lược, gồm 4 thành phần chính là hạ tầng viễn thông và Internet, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng vật lý - số, hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ, hạ tầng số Việt Nam được định hướng phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
W-chuyen doi so 2.jpg
Với sự phát triển mạnh mẽ thời gian qua, hạ tầng số Việt Nam đã và đang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân chuyển dịch lên môi trường số.
W-chinh quyen so 1.JPG.jpg
Không còn cảnh phải xếp hàng tại những địa điểm thực hiện các thủ tục hành chính, khám bệnh... nhờ các ứng dụng lấy số trước và ngồi đợi gọi tên.
W-vien thong VNPT 1.JPG.jpg
Theo số liệu của Bộ TT&TT, về phát triển hạ tầng số, tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone tại Việt Nam đã đạt 89,4% và tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 82,4%.
W-vien thong VNPT 0.jpg
Ngày 20/12, tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G, phủ sóng tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, VNPT chú trọng phủ sóng và cung cấp dịch vụ 5G tại các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội như trung tâm hành chính quận/huyện, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, trường học, bệnh viện, khu du lịch.
W-vien thong VNPT 3.JPG.jpg
Trong năm 2024, Bộ TT&TT đã tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần triển khai 5G và cấp phép cho 3 doanh nghiệp là Viettel, VNPT và MobiFone triển khai 5G thương mại.
W-chuyen doi so 1.jpg
Với sự phát triển mạnh mẽ thời gian qua, hạ tầng số Việt Nam đã và đang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân chuyển dịch lên môi trường số. Từ đó, mang lại những kết quả tích cực cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội tại Việt Nam.
W-vien thong VNPT 5.jpg
Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế, được Nhà nước ưu tiên phát triển và bảo vệ như hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng. 
W-viettel 5.jpg
Ngày 15/10, tập đoàn Viettel đã chính thức khai trương mạng 5G, với 6.531 trạm BTS, phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.
W-viettel 3.jpg
Theo số liệu của Bộ TT&TT, về phát triển hạ tầng số, tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone tại Việt Nam đã đạt 89,4% và tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 82,4%.
W-vien thong VNPT 6.jpg
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đẩy nhanh tiến độ phủ sóng cac vùng lõm sóng di động, đồng thời đưa cáp quang phủ đến tất cả các thôn trên toàn quốc.
W-vien thong VNPT 2.JPG.jpg
Hạ tầng số là nền tảng để Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh. Hạ tầng số Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn và bền vững ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới, góp phần đưa Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.