Nhấn mạnh tầm quan trọng của hạ tầng số trong xây dựng Chính quyền điện tử - Kinh tế số, đại diện Công ty FSI cũng cho rằng, tại Việt Nam hạ tầng số chưa được nhiều cơ quan, đơn vị đánh giá đúng cũng như nhận thức đầy đủ như hạ tầng vật lý.

Nhận định trên được đại diện Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI đưa ra trong tham luận chuyên đề “Số hóa phục vụ xây dựng hạ tầng dữ liệu góp phần thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến” được trình bày tại hội thảo “Máy scan Plustek và giải pháp hạ tầng dữ liệu xây dựng dịch vụ công trực tuyến” được tổ chức tại Đà Nẵng mới đây.

Cũng nhằm chia sẻ tầm nhìn và đề xuất các giải pháp hỗ trợ các cơ quan, tổ chức hoàn thiện xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hội nhập thời đại cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, trong tham luận chuyên đề trên, ông Từ Quang Huy - Phó Tổng Giám đốc Chi nhánh Công ty FSI cũng cho hay, xây dựng hạ tầng số bao gồm 6 thành phần là thiết bị, kết nối, dữ liệu, hạ tầng ứng dụng, pháp lý và nhân lực. Trong đó, hạ tầng dữ liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như đường quốc lộ huyết mạch của một quốc gia. Dữ liệu của mỗi bộ ngành đều tăng dần qua mỗi năm tuy nhiên không có sự kết nối, chia sẻ nên chưa tận dụng được để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Điều này là sự lãng phí rất lớn, gây nhiều tổn thất cho các đơn vị.

“Thế nhưng, tại Việt Nam hạ tầng số chưa được đánh giá đúng cũng như nhận thức đầy đủ như hạ tầng vật lý. Bên cạnh đó, dữ liệu ở các địa phương số lượng ngày một tăng cao, vì thế việc bảo quản và chia sẻ còn hạn chế; Thiếu tính hệ thống, gây ra những hệ lụy ảnh hưởng tới kết quả công việc...”, ông Huy cho biết.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, trong xây dựng hạ tầng số giống như nền móng của công trình Chính quyền điện tử - Kinh tế số, việc xây dựng cơ sở dữ liệu số thay thế cho cơ sở dữ liệu truyền thống (dữ liệu lưu trữ bản cứng) là một phần vô cùng quan trọng. Hiện tại, việc xây dựng cơ sở dữ liệu số còn thiếu đồng bộ, thiếu các giải pháp tích hợp, bảo mật và khai thác hiệu quả. Đặt ra vấn đề này trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang mang đến vô vàn cơ hội và thách thức, đây không còn là câu chuyện chuyên môn của từng bộ phận, doanh nghiệp mà chính là “bài toán” không nhỏ với mỗi cơ quan, doanh nghiệp, để có thể giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa quy trình hoạt động, gia tăng sức cạnh tranh.

Ảnh minh họa: Internet

Với mong muốn góp phần cải thiện tình trạng trên, theo ông Huy, nhiều năm hoạt động, FSI đã xây dựng nên các giải pháp công nghệ mới nhất cho việc quản lý tài liệu hiệu quả như: giải pháp số hóa tài liệu chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013, ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015; hệ thống quản trị tài liệu DocEye ứng dụng trong quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; công nghệ nhận dạng và trích xuất thông tin tự động IONE ứng dụng trọng số hóa, góp phần giảm thiểu khó khăn trong xây dựng chính quyền điện tử và giải quyết các vấn đề lưu trữ, khai thác dữ liệu tại các cơ quan, đơn vị.

Đơn cử như, hệ thống DocEye áp dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR), bóc tách thông tin tự động, qua đó giảm thiểu nhân lực và thời gian thực hiện trong công tác lưu trữ, quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp. “Sản phẩm này cũng sử dụng các công cụ kiểm soát, đối chiếu dữ liệu gốc và dữ liệu số hóa tại tất cả các khâu, đảm bảo độ chính xác của dữ liệu đầu ra. Cùng đó, dữ liệu số hóa có thể kết xuất ra nhiều định dạng, dễ dàng tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm khác. Ở đầu vào, quá trình nhập liệu được thực hiện trên các loại máy quét khác nhau như máy quét tự động cho bàn giấy thông thường khổ A4 – A0; máy quét phẳng cho tài liệu mỏng, giấy rách; máy quét cho tài liệu dạng quyển hoặc tài liệu không tháo gáy…”, đại diện FSI thông tin.

Hay với giải pháp nhận dạng và trích xuất thông tin tự động IONE của FSI, giải pháp này gồm nhiều tính năng nổi bật như công nghệ về xử lý hình ảnh, ký tự, ngôn ngữ tự nhiên của người Việt với ưu điểm nổi bật về khả năng dạng tiếng Việt chính xác đến 98% cùng nhiều tích hợp số hóa.

Trong khuôn khổ hội thảo tại Đà Nẵng, FSI còn giới thiệu về các dòng máy scan chuyên dụng thương hiệu Plustek; về giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp; giải pháp xây dựng hạ tầng dữ liệu cho doanh nghiệp và thành phố…

Bên cạnh đó, tại hội thảo, FSI và đối tác Plustek đã giới thiệu và trình diễn các dòng máy scan mới của Plustek trong năm 2018 gồm: Scan sách A300PLUS; A360PLUS; scan Plustek ADF A350 và scan Plustek PS186; PS188; PS388U; PS3140U; PS308U. Theo đại diện hãng Plustek, đây là các dòng máy scan chuyên dụng với thiết kế tinh tế, ưa nhìn cùng nhiều tính năng hữu ích cho hoạt động quản lý tài liệu và xử lý hình ảnh, đồng thời thuận lợi, đơn giản khi sử dụng. Các máy scan hỗ trợ khổ giấy A3, A4 cùng công nghệ CIS và nguồn sáng LED an toàn cho người sử dụng và tài liệu.

Ngoài ra, điểm đặc biệt của những dòng máy scan mới là Plustek cung cấp các giải pháp phần mềm Plustek DocAction, Plustek MacAction cho phép quét tài liệu chỉ đơn giản bằng việc nhấn một nút. Sự kết hợp này giúp người dùng có thể quét, xử lý, lưu trữ hình ảnh, tài liệu để dễ dàng, nhanh chóng. Người dùng còn có thể dễ dàng chia sẻ hình ảnh trực tiếp từ máy quét lên các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây như Google+ …