– Khoảng 10h trưa ngày 5/4, ngôi nhà 5 tầng (tại số 11, ngõ 20 phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội) được phát hiện đã nứt và nghiêng về phía trước khoảng 20-30cm khiến các cư dân xung quanh náo loạn.

TIN LIÊN QUAN:

>> Sập nhà 6 tầng giữa Hà Nội
>> Nhà 6 tầng sập là của một đại gia?
>> Vụ nhà sập: Sơ tán dân chung cư bên cạnh
>> Vụ nhà sập: Xây không phép 3 tầng trên?

HTML clipboard XEM VIDEO TẠI ĐÂY



Theo lời của những nhân chứng có mặt tại hiện trường, thì khoảng 10h trưa ngày 5/4, một số người quan sát và phát hiện giữa ngôi nhà này và ngôi nhà số 9 bên cạnh có một đường nứt dài, càng ở các tầng cao thì vết nứt giữa hai ngôi nhà càng rộng.

Vết nứt giữa hai tòa nhà được cơ quan chức năng quận Đống Đa đo đạc lúc 11h35’ ở tầng 1 là 2,5cm. Ở các tầng trên cao, vết nứt chưa được đo cụ thể. Tại chân tầng 1 cũng có vết sụt lún khá to.

Ngoài việc bị nứt, ngôi nhà 5 tầng số 11 ngõ 20 phố Huỳnh Thúc Kháng còn bị nghiêng về phía trước khoảng 20-30cm.
 
Độ rộng vết nứt  giữa hai tòa nhà được Công an Quận Đống Đa đo được lúc 11h35' là 2,5cm (ô khoanh đỏ phía trên). Càng ở các tầng trên cao thì vết nứt càng rộng. Tại chân tầng 1 cũng có vết nứt, sụt lún
 
Hai ngôi nhà có dấu hiệu tách nhau ra từ lâu nhưng khoảng cách càng ngày càng được nới rộng. Nhìn ngang từ phía đường Huỳnh Thúc Kháng đi vào, các tầng trên của ngôi nhà 5 tầng 2 mặt tiền này còn bị nghiêng về phía trước khoảng 20-30cm so với tầng dưới


Ngay sau khi phát hiện tình trạng ngôi nhà, rất nhiều người đã hô hoán người ở bên trong di dời ngay, tránh nguy cơ nhà sập. Được biết ngôi nhà này từng được Truyền hình Cáp Việt Nam thuê làm văn phòng làm việc và hiện đã hết hợp đồng.

Khi được thông báo, các nhân viên của Truyền hình cáp Việt Nam đang thu dọn đồ đạc để chuyển văn phòng và họ tỏ ra khá mất bình tĩnh. Nhiều người đã bỏ đồ đạc để chạy xuống tầng 1.

Các nhân viên văn phòng làm việc tại tòa nhà M5 ngay cạnh và những người sống xung quanh cũng nhốn nháo đổ ra xem. Sự việc càng trở nên thu hút hơn khi trước đó (ngày 31/3) cũng đã có một căn nhà ở 49 Huỳnh Thúc Kháng bị sụp đổ hoàn toàn.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, Chủ tịch UBND Quận Đống Đa – ông Trần Đức Học – đã có mặt tại hiện trường và yêu cầu toàn bộ các cửa hàng, hộ dân sống bên cạnh ngôi nhà này đóng cửa, mang theo các tài sản có giá trị và di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tất cả khu vực xung quanh tòa nhà bị lực lượng chức năng phong tỏa.
 
Cơ quan chức năng phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh ngôi nhà

Theo điều tra ban đầu của lãnh đạo quận Đống Đa thì căn nhà đứng tên ông Trịnh Công An nhưng thực chất đây là nhà của em trai ông An (đang ở nước ngoài). Ngôi nhà được xây từ năm 2002 và hầu như được cho thuê chứ không được sử dụng làm nhà ở.

Hiện ông An đang làm việc với Sở Xây dựng Hà Nội. Cơ quan chức năng quận Đống Đa tiếp tục theo dõi tình trạng ngôi nhà và đưa ra các biện pháp ứng phó thích hợp.
 
Rất nhiều người lo sợ ngôi nhà sẽ sụp đổ. Dư âm của ngôi nhà 5 tầng tại số 49 Huỳnh Thúc Kháng bị đổ cách đây vài ngày vẫn còn ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người

Cách đây 5 ngày (31/3), một ngôi nhà 6 tầng cũng trên phố Huỳnh Thúc Kháng đã đổ sập hoàn toàn khiến nhiều người hoang mang. Vụ sập nhà này đã khiến một phần siêu thị máy tính Đăng Khoa bị hư hỏng nặng và khiến 18 hộ dân sống trong chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng bên cạnh rơi vào cảnh không nhà cửa. Rất may vụ sập nhà này không gây thiệt hại nào về người.

Kết luận cuối cùng về nguyên nhân sập của ngôi nhà này vẫn chưa được đưa ra.

HTML clipboard XEM VIDEO TẠI ĐÂY


N.Anh

TIN LIÊN QUAN:
>> Sập nhà 6 tầng giữa Hà Nội
>> Nhà 6 tầng sập là của một đại gia?
>> Vụ nhà sập: Sơ tán dân chung cư bên cạnh
>> Vụ nhà sập: Xây không phép 3 tầng trên?