Hà Nội đang thay đổi thế nào? Biển quảng cáo phủ kín mặt tiền nhà, những cây cột điện chằng chịt với đủ loại dây rợ, làng đang dần lên phố… tất cả những điều đó làm nên một diện mạo hoàn toàn khác của Hà Nội so với trước đây. Vậy những người yêu mến Thủ đô Hà Nội nghĩ gì?

{keywords}

Hà Nội trong ký ức nhiều người là những nếp nhà cổ kính

1. Từng đề cập đến câu chuyện “Nhà mặt phố” trong các tác phẩm của mình, họa sỹ Nguyễn Thế Sơn ví von, nếu xưa người ta coi căn nhà chính là diện mạo của mình thì giờ “mặt tiền” đã trở thành “tiền mặt”. Chủ nhà để mặc cho các biển quảng cáo tấn công mặt tiền ngôi nhà của chính mình, không gian riêng tư bỗng hóa thành không gian công cộng. “Nếu trước năm 1986, ở Hà Nội hiếm ai được xây nhà 2, 3 tầng vì sẽ bị hỏi “xi măng ở đâu ra?”.

Nhưng sau một thời bao cấp bị dồn nén ở trong những căn nhà chật chội, những khu tập thể cũ, ngày càng có nhiều căn nhà cao tầng mọc lên” - họa sỹ Nguyễn Thế Sơn cho biết. Là người có nhiều tác phẩm cả về hội họa và thể nghiệm về Hà Nội, anh tự làm một công việc lạ lùng là cứ tối đến lại ra đường chụp ảnh những cây cột điện. Với Nguyễn Thế Sơn, đó giống như một “hệ thống siêu truyền dẫn”. Bởi trên mỗi cây cột điện đếm ra có… 10 loại dây. “Cây” nhân tạo thi nhau vươn lên, chằng chịt, giăng mắc khắp phố phường.

{keywords}

“Nhà mặt phố” qua bàn tay của họa sỹ Nguyễn Thế Sơn

2. Tình yêu Hà Nội trong ký ức của nhà thơ Vi Thùy Linh gắn liền với một thành phố trong ký ức. Đó là những con đường bàn cờ, những sông, những cầu, những công trình kiến trúc có dấu ấn của người Pháp. Chị cho biết, ngày ấy, bưu điện Bờ Hồ được coi là kilomet số 0, bởi từ đây được coi là một điểm mốc để người Hà Nội đi bất cứ đâu.

Xung quanh hồ Hoàn Kiếm là những gánh hàng hoa, hàng rong… Dẫn vào khu phố cổ là những đình, chùa, những rạp hát. Nay những dấu xưa ấy gần như biến mất, chỉ còn lại trong tiềm thức. Những gánh hàng rong, những chuyến xích lô dần thưa thớt, ngoài rạp Chuông Vàng vẫn còn hoạt động thì những rạp hát xưa dần nhường chỗ cho những quán cà phê, những điểm ăn uống nhộn nhịp. Còn đâu dấu ấn của một Hà Nội xưa cũ…

Trong xu thế của sự phát triển, chúng ta không thể so sánh Hà Nội ngày hôm nay với Hà Nội của đầu thế kỷ 20, hay xa hơn nữa. Bởi sự thay đổi ấy là một phần quy luật tất yếu. Nhưng nói như kiến trúc sư Phó Đức Tùng thì Hà Nội có như thế nào thì dù đi đâu xa, khi trở về với Thủ đô Hà Nội đều cảm thấy thích, thấy yêu. Để bàn về việc Hà Nội khác xưa như thế nào thì có lẽ câu chuyện còn rất dài và không thể nói hết được. Hà Nội thay đổi thật đấy, nhưng phải chăng chính chúng ta mới đang thay đổi, để làm nên diện mạo thành phố ngày hôm nay?

Theo An ninh thủ đô

Các ý kiến phản hồi về bài viết, câu hỏi tư vấn, phân tích, đánh giá các dự án vui lòng gửi về email: [email protected]