UBND TP Hà Nội mới đây đã ban hành kế hoạch về thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025.
Các mục tiêu phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại cấp xã, TP phấn đấu đến năm 2025, 100% xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư.
100% xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử của UBND cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân.
100% phường, thị trấn và trên 70% xã có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.
Đối với cấp huyện, đến năm 2023, 100% trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao cấp huyện cơ bản có đủ trang thiết bị và nhân lực thực hiện hoạt động thông tin cơ sở và truyền thông cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ.
Đến năm 2025, 100% quận, huyện, thị xã có bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn TP.
Cấp TP, trong một năm tới, có Hệ thống thông tin nguồn TP để quản lý tập trung và cung cấp thông tin thiết yếu cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn, bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin nguồn trung ương do Bộ TT&TT thiết lập.
Đến năm 2025, 100% sở, ngành thuộc TP và cấp huyện cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý trên Hệ thống thông tin nguồn thành phố.
Trong thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở, đến 3 năm tới, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây, không dây FM chuyển đổi sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Đến năm 2025, sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung chương trình phát thanh; chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói.
Bên cạnh đó, thành phố còn đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với vị trí việc làm.
Kế hoạch nêu rõ, TP sẽ phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại, đồng bộ, bảo đảm kết nối, thống nhất từ trung ương đến thành phố, cấp huyện, cấp xã, trong mối liên hệ tổng thể đa ngành, đa lĩnh vực, tương tác, phản ánh nhanh nhạy trước những tác động của thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường đến đời sống KTXH.
Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, KTXH của TP; thúc đẩy phát triển Thủ đô và đất nước…
Những năm trước, Sở TT&TT đã phát phiếu xin ý kiến người dân về hệ thống loa phường, sau phát biểu của cựu Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung về hệ thống loa phường đã “hoàn thành sứ mệnh”.
Kết quả lần lấy ý kiến đầu tiên khoảng 90% số người được hỏi cho rằng nên bỏ loa phường, tỷ lệ ý kiến cho rằng thông tin từ loa phường không có ích cũng lên đến 90%.
Từ đó, TP đã sắp xếp lại hệ thống loa phường ở các quận nội thành như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm... Trong đó, hệ thống loa truyền thanh, theo hướng mỗi phường giữ lại từ 5-10 loa tại các vị trí phù hợp. Ở các huyện, thị xã trước mắt giữ nguyên hệ thống loa truyền thanh như hiện tại.
TP cũng thí điểm lắp thiết bị mới có tên M-GATEWAY (tương tự modem wifi) trong từng hộ dân, nhằm thay thế dần hệ thống loa phường tại quận Ba Đình và Hai Bà Trưng. Thiết bị này tạo điều kiện thuận hơn cho người dân tiếp cận thông tin theo hình thức trao đổi 2 chiều.
Đại dịch Covid-19 hoành hành, tại các cuộc tiếp xúc, cử tri đã đề nghị khôi phục hệ thống loa phường như trước để phục vụ tuyên truyền phòng, chống dịch.
Hà Nội lại lấy ý kiến dân sau 1 năm bỏ loa phường nhiều nơi
Hà Nội lại tiếp tục lấy ý kiến người dân về việc sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn.
Loa phường chống trộm thông minh ‘3 trong 1’ ở Hà Nội
Thiết bị vừa có chức năng phát thanh, vừa có cảnh báo chống trộm và có thể sử dụng các dịch vụ thông qua điện thoại thông minh.