- Bạn đọc đề nghị cấm xe máy 3 tiếng cao điểm buổi sáng và 3 tiếng buổi chiều để giúp Hà Nội hạn chế ùn tắc trước mắt.

Bạn đọc Trần Hưng Thịnh phân tích, ùn tắc giao thông ở Hà Nội chủ yếu xảy ra vào giờ cao điểm sáng đi làm và tan tầm buổi chiều.

Do đó anh đề xuất giải pháp tình thế là cấm xe máy lưu thông trên các phố tại 4 quận nội thành, buổi sáng từ 6-9h, buổi chiều từ 16-19h.

Song song đó nên tăng tần suất xe buýt lên 5 phút/chuyến vào những khung giờ này; mở thêm các tuyến buýt liên thông trong nội đô, tạo thuận lợi cho người đi xe buýt đi bộ trong bán kính 500m.

{keywords}
Bạn đọc đề xuất cấm xe máy 6 tiếng/ngày, Hà Nội sẽ giảm ùn tắc

Anh cũng kiến nghị thu phí trông giữ ô tô gấp 6-10 lần với các điểm đỗ trong nội đô. Tiền chênh lệch có được đưa vào hỗ trợ xe buýt.

Cùng với đó, khi quy hoạch các công trình như trường học, bệnh viện, xí nghiệp... khoảng cách mỗi công trình không được nhỏ hơn 2/3 chiều cao của công trình cao nhất bên cạnh.

“Sau khi hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, sẽ tiến hành cấm hẳn xe máy trong nội đô. Xe đạp được lưu thông theo đường riêng”, bạn đọc Hưng Thịnh đề xuất.

Khôi phục lại hệ thống xe điện

Gửi đến VietNamNet bản đề xuất dài 4 trang, GS.TS Đặng Đình Đào, Viện Thương mại và KTQT, ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng Hà Nội cần có giải pháp logistics mới mong giảm ùn tắc giao thông.

Trong đó GS Đào chỉ ra Hà Nội đã sai lầm khi phương tiện công cộng còn rất hạn chế, đơn điệu nhưng đã cho dỡ bỏ hệ thống tàu điện vốn có lịch sử cả 100 năm.

“Hệ thống này vốn đã được thiết kế có tính kết nối cao với các khu vực dân cư của Thủ đô, bài toán logistics đã được tính toán khi họ thiết kế mạng lưới này”, GS nhấn mạnh.

{keywords}
Hình ảnh những chiếc xe điện phổ biến tại Hà Nội trước kia

Ông cũng chỉ ra hàng loạt điểm bất cập khác của giao thông Hà Nội do quy hoạch thiếu tầm nhìn như: Taxi hoạt động tự phát, không có bến đón, trả khách; không tính đến các trung tâm logistics khi quy hoạch các đường vành đai; Các chung cư cao tầng chỉ tính đến yếu tố thương mại...

Do đó GS Đào kiến nghị, trước mắt phải rà soát tổng thể hệ thống giao thông hiện có và tiến hành kết nối tất cả các phương tiện vận tải từ bến đến, nhà ga đến các khu dân cư.

Về lâu dài, Hà Nội phải quy hoạch phát triển hệ thống tàu điện ngầm, đường trên cao nhiều tầng, khôi phục lại hệ thống tàu điện trước đây; Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh; Xây dựng các trung tâm logistics vào các cửa ngõ của Thủ đô, nhằm kết nối các phương tiện vận tải, các tuyến đường, làm bến xe, điểm đỗ cho tất cả phương tiện, làm cả chức năng như là một trung tâm phân phối, kho bãi, dịch vụ giá trị gia tăng cho thương mại theo hướng văn minh, hiện đại như Đức, Hà Lan, Nhật... đã làm.

Bạn đọc Mai Sỹ Xuân Lâm cũng kiến nghị Hà Nội nên đầu tư hệ thống xe điện cho tầm nhìn dài hạn đến 2050, vận động các doanh nghiệp, các công ty lắp ráp xe máy, ô tô chuyển đổi sang sản xuất, lắp ráp xe điện có cần tiếp điện.

Khi đó có thể bán vé tháng 500.000 đồng/người (mức khấu hao tương đương với đi xe máy), với 6 triệu dân, Hà Nội sẽ thu được 3.000 tỷ đồng, người dân không cần đi các phương tiện cá nhân nữa.

Bạn đọc Xuân Lâm cho rằng phương án này rất khả thi, khi được triển khai đồng bộ sẽ không tốn kém chi phí như đường sắt trên cao, không phải trợ giá như xe buýt hiện tại. Nếu kết hợp với hệ thống kiểm soát năng lượng, các xe điện sẽ có mức tiêu hao năng lượng rất thấp, hạn chế ô nhiễm.

Xây đô thị vệ tinh ở các tỉnh

Cùng chung  trăn trở trước tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội, bạn đọc Giang Nguyễn ở địa chỉ email giang.nt@... thông qua VietNamNet gửi 10 giải pháp quy hoạch trước mắt và tương lai.

Anh mong những người có trách nhiệm tham khảo, nếu đề xuất được chấp nhận, anh sẽ không đòi hỏi bất kỳ khoản tiền nào, thậm chí còn có thể đóng góp thêm cho giải thưởng.

Trong đó anh Giang đặc biệt lưu tâm đến vấn đề quy hoạch. Anh kiến nghị ngừng xây ngay các nhà cao tầng trong nội đô.

Thay vào đó xây nhà đô thị vệ tinh, chuyển toàn bộ nhà tập thể cũ nát như Nguyễn Công Trứ, Trương Định, 8/3.... ra ngoại thành, chuyển vị trí cũ thành công viên, trồng cỏ.

Tiếp đến phải phát triển đồng bộ thành phố vệ tinh ra Hà Nam, Sơn Tây, Hải Dương và xây các tuyến đường sắt nhanh (Mass Raiway Train - MRT) để nối các thanh phố này với Hà Nội.

Có thể lấy Hàn Quốc làm bài học, tiến hành quy hoạch thành phố 2 bên sông Hồng.

Với các khu quy hoạch mới, tuyệt đối không được chia nhà, phân lô. Các nhà liền kề, biệt thự cần xây dựng thành các khu riêng ở xa nội đô, không tiếp giáp với giao thông.

Mời bạn đọc gửi đề xuất các giải pháp chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Các bài viết, ý kiến chúng tôi sẽ chuyển tới Ban tổ chức cuộc thi và đăng tải trên báo VietNamNet. Địa chỉ email của chúng tôi: [email protected]

Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch

Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch

GS-VS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng, để giải quyết vấn đề tắc đường ở Hà Nội, cần chia làm 3 giai đoạn và bắt tay làm ngay. 

Hà Nội lại tắc mọi ngả chiều cuối tuần

Hà Nội lại tắc mọi ngả chiều cuối tuần

Chiều cuối tuần vào thời điểm gần Tết, đường phố Hà Nội lại ken cứng các phương tiện, đặt biệt là trong các hầm chui.

Minh Anh