Việc bố trí nhà tái định cư không phù hợp với điều kiện sinh hoạt của những người dân đã thu hồi nhà cửa giải phóng mặt bằng cho dự án… là một trong số nguyên nhân khiến nhiều loại nhà này còn bỏ trống ở vài nơi, có dự án dân nhận mà không về ở.

Hàng trăm căn hộ tái định cư tại Hà Nội chưa có quyết định bố trí, trong đó có những dự án về cơ bản xây dựng xong nhưng vẫn bỏ hoang nhiều năm nay.

Bất kỳ ai ngang qua phố Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều ngỡ ngàng trước một khối nhà chung cư cao hơn 20 tầng xây dựng khá khang trang lại không có người về ở. Đây là dự án tái định cư với gần 150 căn hộ do Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm chủ đầu tư. Năm 2015, chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện dự án sau nhiều năm gián đoạn nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

{keywords}

Khoảng 150 căn tái định cư ở phố Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm chủ đầu tư vẫn... bỏ hoang nhiều năm nay.

Toàn bộ 3 khối nhà CT1 A, B, C của Khu tái định cư Thành phố giao lưu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 2014, nhưng đến nay vẫn thưa thớt người ở. Nhiều căn hộ vẫn trong tình trạng cửa đóng then cài hoặc niêm phong. Người dân ở đây cho biết, do chất lượng xây dựng chung cư quá kém, tình trạng thấm dột, thang máy hay hỏng… khiến nhiều người không muốn về ở.

Đáng chú ý, khu chung cư tái định cư Hoàng Cầu với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thiện song số người dân về ở còn khiêm tốn. Nhiều rao bán căn hộ suất ngoại giao được giới thiệu cụ thể, với giá bán rất cao từ 29 - 30,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá gốc của những căn tái định cư này chỉ từ 14,5-16 triệu đồng/m2.

{keywords}

Khu chung cư tái định cư Hoàng Cầu (Hà Nội) hiện đang có nhiều rao bán căn hộ với giá gấp đôi giá gốc.

Cụ thể, căn hộ số 6, tầng 10, toà CT2A có diện tích hơn 73m2, giá gốc là 15.466.638 triệu đồng/m2, giá bán là 30,5 triệu đồng/m2. Như vậy, căn hộ này có giá cao gấp đôi so so với giá tái định cư, tương đương 1,1 tỷ đồng.

Một môi giới cho biết, nếu mua khách hàng chỉ cần thanh toán tiền chênh và ký hợp đồng, còn tiền gốc sẽ đóng cho Nhà nước khi có quyết định bàn giao nhà. Thậm chí, có nhân viên môi giới còn mời chào khách chỉ cần thanh toán từ 760 triệu đồng sẽ được nhận nhà ở ngay, số tiền còn lại trả trong vòng 10 năm với lãi suất cố định là 3,6%/năm.

{keywords}

Khu tái định cư Thành phố giao lưu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 2014, nhưng đến nay vẫn rất thưa thớt người ở.

Một trong những lý do khiến nhiều căn tái định cư còn bỏ trống được cho là chất lượng nhà quá kém và không phù hợp với nhiều đối tượng người dân sau khi giải phóng mặt bằng.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phân tích, theo quy định của pháp luật là phải có nhà cho người dân rồi mới có thể di chuyển người dân để giải phóng mặt bằng. Như vậy, nếu làm trước được các khu nhà ở cho người dân là tốt.

“Tuy nhiên, lý do khiến nhà tái định cư bỏ trống là không phù hợp với điều kiện sinh hoạt của những người giải phóng mặt bằng. Ví dụ, người trong diện giải phóng mặt bằng ở quận Tây Hồ nhưng lại bố trí tái định cư tận Hà Đông, hay giải phóng mặt bằng ở Mỹ Đình nhưng đưa người dân tái định cư sang Gia Lâm… đi vài chục cây số mới tới nơi thì không phù hợp, nên người dân không nhận tái định cư hoặc có nhận thì cũng không ở”, ông Hà phân tích.

{keywords}

Nhiều căn tái định cư ở khu tái định cư Thành phố Giao lưu vẫn trong tình trạng niêm phong, không người ở.

Vì thế theo nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, cần thực hiện theo Luật Nhà ở, dần dần tiến tới thị trường hóa lĩnh vực tái định cư, đền bù bằng tiền thỏa đáng, có sẵn vị trí mua được nhà phù hợp với điều kiện của người dân.

“Hiện nay vẫn cứ “hàng đổi hàng” nghĩa là thu nhà và trả lại căn nhà khác nhưng thậm chí chất lượng kém hơn, không có trường học, không có chợ búa, không có đường vào… thế thì không ai có thể ở được. Đây là hạn chế ở chính sách đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay”, ông Hà nói.

Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân. Số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho hơn 19.000 hộ dân. Điều này cho thấy nhu cầu về quỹ nhà tái định cư ở Hà Nội khá lớn mà vẫn tái diễn tình trạng bỏ trống, người dân không về ở như hiện nay thì đó là sự lãng phí rất lớn!

Theo Infonet

Hà Nội: Quy định mới nhất về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Hà Nội: Quy định mới nhất về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Kể từ ngày 8/4 Hà Nội sẽ thực hiện theo quy định mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi.

Hà Nội đặt hàng toàn bộ quỹ nhà tại khu X2 Đại Kim phục vụ tái định cư

Hà Nội đặt hàng toàn bộ quỹ nhà tại khu X2 Đại Kim phục vụ tái định cư

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 179/TB-UBND truyền đạt Kết luận của Tập thể lãnh đạo UBND TP về dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phục vụ Tái định cư tại khu X2 Đại Kim, Hoàng Mai.

Khu nhà tái định cư gây 'sốt' vì đẹp như biệt thự

Khu nhà tái định cư gây 'sốt' vì đẹp như biệt thự

Phong cách thiết kế đơn giản nhưng những ngôi nhà tái định cư vẫn đảm bảo không gian sống tiện ích và ngập tràn ánh sáng.