- Bà H. vẫn đang khoẻ bình thường nhưng khi vừa bước ra khỏi phòng điều hoà, đột ngột ngã quỵ.
TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng cấp cứu tổng hợp, khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai cho biết, bà Nguyễn Thị X. (54 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội) được gia đình đưa vào viện giữa tuần qua trong tình trạng hôn mê sâu, huyết áp tăng cao.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ trên nền bệnh tăng huyết áp. Với những trường hợp này, nếu không được xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân đột quỵ do sốc nhiệt |
Gia đình cho biết, bà X. mệt mỏi nhiều, chán ăn trong mấy ngày nắng nóng gay gắt. Cũng vì nóng, nên ban đêm cả nhà nằm phòng điều hoà đẻ 20 độ cho mát.
Trước khi đi ngủ, sức khoẻ bà X. hoàn toàn bình thường. Khoảng 5h sáng, bà X. tỉnh giấc, còn nói chuyện với con cái. 5h30, bà X. rời phòng ngủ ra ngoài đánh răng, rửa mặt, sau đó bất ngờ ngã quỵ trước sân nhà, được gia đình chuyển thẳng tới BV Bạch Mai cấp cứu.
Kết quả chụp CT não cho thấy bệnh nhân có ổ xuất huyết não rất lớn.
TS Tuấn cho biết, trong đợt nắng nóng kéo dài tại miền Bắc vừa qua, khoa cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quy do cơ thể không kịp điều hoà thân nhiệt, đặc biệt với người già do trung tâm điều nhiệt không còn nhạy cảm như người trẻ tuổi.
Khi nhiệt độ cơ thể lên tới 39-41 độ sẽ khiến người bệnh chóng mặt, lơ mơ, rối loạn y thức đồng thời ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh... Đặc biệt với những người có sẵn tiền sử bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính rất dễ bị đột quỵ, tử vong.
Để tránh sốc nhiệt đột ngột khi nằm điều hoà, TS Tuấn khuyến cáo, ngay khi vừa đi ngoài nắng về, không vào ngay phòng điều hòa ngay. Cần ngồi quạt, mở cửa phòng để cơ thể mát từ từ trước khi bước vào phòng lạnh.
Tương tự, khi ra khỏi phòng điều hòa, không đột ngột bước ra ngoài ngay, cần nâng dần nhiệt độ, sau đó bước ra từ từ để cơ thể thích ứng dần với nền nhiệt bên ngoài.
Lưu ý không nên để nhiệt độ điều hoà quá thấp, tối đa không chênh quá 10 độ so với nhiệt độ thực, mức tối ưu nên từ 25-28 độ C kèm theo quạt thông gió trong phòng.
Cách đơn giản cứu người đột quỵ tại nhà
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước.
Dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng bỏ qua
Trước khi bị đột quỵ, hầu hết các nạn nhân đều có chung biểu hiện nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.
Đột quỵ và 'thời gian vàng' cấp cứu
Người bị đột quỵ để lại nhiều di chứng theo các bác sĩ, hậu quả mà đột quỵ gây ra rất trầm trọng.
Sai lầm chết người khi sử dụng an cung điều trị đột quỵ
Không phải tất cả các bệnh nhân đột quỵ đều có thể dùng an cung. Nếu bệnh nhân bị vỡ mạch máu não mà uống vào sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?
Châm cứu, bấm huyệt cấp cứu trong các trường hợp tai biến mạch máu não là hết sức cần thiết, đặc biệt khi chưa thể đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế.
Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng
Nhiều bệnh nhân đột quỵ não dưới 30 tuổi, trong đó có nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên.
Thúy Hạnh