Động thái này của Licogi diễn ra sau khi Hà Nội liên tiếp có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra và thu hồi các dự án bỏ hoang.

>> Tháp thiên niên kỷ chậm triển khai vì đề nghị nâng 16 tầng

Sắp công khai 47 dự án thuộc diện thu hồi ở Hà Nội

Tổng công ty Licogi – CTCP (Mã CK: LIC) vừa công bố xin ý kiến cổ đông bằng văn bản đối với nhiều nội dung.

một trong những nội dung được doanh nghiệp xin ý kiến cổ đông bằng văn bản đó là thông qua kế hoạch thu xếp vốn bằng việc phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu của công ty con Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi.

Mục đích được Licogi cho biết là để đầu tư Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt).

{keywords}
Khu đô thị Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi trong cảnh “đắp chiếu”, cỏ dại mọc um tùm khắp dự án suốt 14 năm (Ảnh TK).

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, dự kiến được phát hành trong một hoặc nhiều đợt trong năm 2018 và có thể sang năm 2019 tùy thuộc tình hình thị trường.

Kỳ hạn trái phiếu trên 1 năm, được thế chấp bởi toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi tại dự án Thịnh Liệt. Tổng công ty Licogi cũng sẽ thế chấp 100% phần vốn tại Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi.

Đồng thời công ty này cũng đề nghị cổ đông ủy quyền cho HĐQT Tổng công ty Licogi quyết định tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn cho Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt và quá trình triển khai dự án.

Động thái này của Licogi diễn ra sau khi Hà Nội liên tiếp có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra và thu hồi các dự án bỏ hoang.

Trước đó, ngày 13/8, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.

Trong phần báo cáo giám sát, HĐND TP. Hà Nội chỉ ra nhiều dự án chậm triển khai trong nhiều năm của nhiều chủ đầu tư lớn với diện tích đất hàng nghìn ha.

{keywords}
Biển cảnh báo “Đề phòng cướp, cướp giật” cắm tại dự án (Ảnh TK).

HĐND TP. Hà Nội cho rằng nhiều chủ đầu tư “xí phần” nhận đất nhưng chậm triển khai, khiến dân sống trong tình cảnh dở dang. Trong đó, không ít dự án chậm triển khai hơn 10 năm được HĐND TP. Hà Nội nêu tên.

Trong đó có Khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi rộng 35 ha, chậm tới 14 năm.

Dự án này được UBND TP Hà Nội tạm giao 351.618 m2 đất các phường Tương Mai, Hoàng Văn Thụ và Thịnh Liệt thuộc quận Hoàng Mai để lập phương án GPMB, triển khai dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt từ năm 2004. Sau đó 2 năm, Hà Nội bàn giao diện tích đất trên cho Locogi.

Tuy nhiên, trong suốt 14 năm qua, dự án vẫn trong tình cảnh “đắp chiếu”, cỏ dại mọc um tùm, nhiều biển cảnh báo “Đề phòng cướp, cướp giật” cắm tại dự án. Điều đáng nói, việc chậm triển khai dự án nhiều năm đã khiến đời sống của người dân sống trong khu vực quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Hạ tầng xuống cấp, môi trường sinh sống tạm bợ, ô nhiễm…

Theo Quy định hiện hành, sau 12 tháng liền kề từ khi nhận bàn giao đất ngoài thực địa mà nhà đầu tư không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án thì Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ lập hồ sơ, trình thành phố thu hồi đất đã giao. Nhưng thực tế, dự án khu đô thị Thịnh Liệt bỏ hoang 14 năm này vẫn chưa bị thu hồi.

Mới đây, nêu tại Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thường trực HĐND TP tại phiên giải trình tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP.Hà Nội vừa ban hành, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình UBND TP.Hà Nội trong tháng 9/2018 ban hành các quyết định thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 8 dự án Sở kiến nghị thu hồi và 47 dự án theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm việc thu hồi đất, chấm dứt thực hiện dự án tại các dự án không triển khai, để hoang hóa lâu ngày, chủ đầu tư không bảo đảm năng lực thực hiện dự án, vi phạm các quy định của Luật Đất đai để lập phương án sử dụng theo quy hoạch, quy định và bảo đảm hiệu quả sử dụng đất; đề xuất và có biện pháp khắc phục những bất cập về cơ chế, chính sách trong công tác quản lý sử dụng đất đai không còn phù hợp…

Hồng Khanh

Thanh, kiểm tra loạt dự án ôm đất rồi bỏ hoang: Điểm mặt nhiều ‘ông lớn’

Thanh, kiểm tra loạt dự án ôm đất rồi bỏ hoang: Điểm mặt nhiều ‘ông lớn’

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở TNMT lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra 21 dự án trên địa bàn 7 quận, huyện.

Không thiếu tiền ‘ông lớn’ bất động sản vẫn ôm ‘đất vàng’ bỏ hoang giữa Thủ đô

Không thiếu tiền ‘ông lớn’ bất động sản vẫn ôm ‘đất vàng’ bỏ hoang giữa Thủ đô

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của “ông lớn” bất động sản.

Hà Nội ‘bêu tên’ nhiều ‘ông lớn’ bất động sản nợ thuế trăm tỷ

Hà Nội ‘bêu tên’ nhiều ‘ông lớn’ bất động sản nợ thuế trăm tỷ

Nhiều "ông lớn" bất động sản bị nêu tên với số nợ trăm tỷ trong danh sách 331 đơn vị nợ thuế phí và tiền sử dụng đất cục thuế Hà Nội vừa công bố.

Kết luận thanh tra điểm mặt nhiều ông lớn BĐS, ‘vạch’ sai phạm hàng nghìn tỷ

Kết luận thanh tra điểm mặt nhiều ông lớn BĐS, ‘vạch’ sai phạm hàng nghìn tỷ

Năm 2017 có nhiều kết luận thanh tra về những sai phạm các dự án, chủ đầu tư và cơ quan quản lý trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng. Bước sang năm 2018 sẽ tiếp tục thanh tra một loạt “ông lớn”.