- Đều từng là trưởng thôn, bị nhận án tù về tội danh “lợi dụng quyền hạn, chức vụ”, hết thời gian thụ án, hai người đều trở thành đại gia của làng nghề gỗ Vân Hà.
'Điểm mặt' đại gia chi 25.000 USD mua dâm á hậu, diễn viên
Đại gia họ Triệu và cuộc độc chiếm khu đất đẹp nhất xứ Lạng
Nữ đại gia Bình Dương sở hữu 'kho báu' khiến vạn người mơ ước
Sáng 25/9, tại UBND xã Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội), nhiều người dân trước kia là tội phạm đã thụ án xong nay có mặt theo thông báo của Công an huyện để làm thủ tục và nhận giấy chứng nhận xóa án tích cho người chấp hành xong án phạt.
Đại gia làng Vân Hà, ông Nguyễn Văn Quyến kể về thời gian nhận án lúc còn làm trường thôn Thiên Bình |
Xã Vân Hà có tổng số 148 người được nhận giấy chứng nhận xóa án tích, trong đó có hai “nhân vật” nổi tiếng khắp xã với nhiều điểm tương đồng: Từng đảm nhận chức vụ trưởng thôn, đều là đại gia của làng nghề; cùng vướng vòng lao lý do “lạm dụng quyền hạn, chức vụ…” từ nhiều năm trước.
Không ngần ngại khi nhắc lại chuyện cũ, ông Nguyễn Văn Quyến (SN 1956, trưởng thôn Thiên Bình) cho biết, năm 2005, ông được bầu làm trưởng thôn.
Thời gian từ 2005 - 2008, trước thực trạng làng nghề hoạt động sôi động, dân cư giàu có mà đường thôn ngõ xóm vẫn lầy lội, xuống cấp…, ông Quyến đi vận động nhân dân và các chủ xưởng, DN đóng góp tiền làm đường, làm kênh mương nội đồng, cống thoát nước thải.
Các đối tượng thuộc diện xóa án tích tại xã Vân Hà thời điểm này là 148 trường hợp |
Số tiền ông vận động thu được lên đến trên 3 tỷ đồng.
“Khi đó chưa có chủ trương được tự ý đi vận động, quyên góp tiền để tự xã hội hóa làm nông thôn mới như hiện nay. Thế là người ta đâm đơn kiện. Tôi bị xử 15 tháng tù treo với tội danh “lạm dụng quyền hạn và chức vụ”.
Chức trưởng thôn, lương thì không có, bổng thì không, may mà tôi không tơ hào đồng nào của bà con nên được hưởng án treo” - ông Quyến chia sẻ.
Hết thời hạn án phạt, ông Quyến mở DN tại làng, vẫn với mặt hàng truyền thống: Sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ. Công ty ngày càng ăn nên làm ra, mở rộng quy mô, ông tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng con em chính sách; tham gia nhiều hoạt động từ thiện.
Hồ sơ thực hiện thủ tục xóa án tích |
Việc ông làm nổi tiếng đến mức được Sở LĐ-TB&XH, các ban ngành thành phố liên tục về thăm; các địa phương đến học tập mô hình, mời đi nói chuyện, phổ biến kinh nghiệm, gương sáng…
Năm 2010, trong sự kiện kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông được vinh danh “doanh nhân tiêu biểu”; được công nhận “nghệ nhân ưu tú” của làng nghề thủ công mỹ nghệ Vân Hà.
Trường hợp thứ 2, ông Nguyễn Văn Minh (SN 1958, trưởng thôn Cổ Châu giai đoạn 2008). Ông Minh bị khép án “Cố ý làm trái pháp luật và tham ô tài sản của nhà nước”; nhận án tù 6,5 năm nhưng thụ án 4 năm ông được đặc xá do cải tạo tốt, nhân thân tốt.
“Tôi vận động nhân dân cải tạo thùng vũng, ao chuôm làm đất mặt đường rồi phân lô bán lấy kinh phí để làm đường. Quá trình thực hiện, tôi có tham ô số tiền 62 triệu đồng nên bị nhận án phạt” - ông Minh thẳng thắn.
Hết thời hạn thụ án, ông Minh cũng mở DN và trở thành đại gia, tỷ phú của làng nghề gỗ Vân Hà.
Hơn 3.000 người sẽ được xóa án tích
Trưởng Công an xã Vân Hà Đào Công Tuyển cho hay: Đây là lần đầu tiên địa phương tổ chức cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho những người đã thực hiện xong án phạt. Có những trường hợp, người thụ án đã thực hiện xong án cả chục năm nhưng vẫn không đi thực hiện quyền, nghĩa vụ này của mình.
Công an xã Vân Hà hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục xóa án tích |
Hầu hết những người đến làm thủ tục xóa án tích đều phạm tội bài bạc. Thanh niên có tiền tụ lại bài bạc, tham gia các chiếu bạc… sát phạt nhau là chính chứ không có các án như trộm cắp, cướp giết hiếp.
Huyện Đông Anh xóa án tích cho 3.206 người |
Thượng tá Khuất Mạnh Thuyết, Phó trưởng Công an huyện cho biết, Đông Anh là đơn vị đầu tiên của Hà Nội đề xuất thực hiện xóa án tích cho những đối tượng thuộc diện này.
“Có rất nhiều lý do, có những người không biết thủ tục, trình tự; có những người bị mất giấy tờ sau khi ra trại, hoặc tâm lý không muốn nhắc lại việc mà không ai muốn nhắc… nên đã bỏ qua quyền lợi và cũng là nghĩa vụ này của mình” - Thượng tá Thuyết cho biết.
Huyện sẽ tổ chức hướng dẫn cho 3.206 đối tượng thực hiện thủ tục này, cấp giấy chứng nhận cho người chấp hành xong án phạt tại 23 xã và 1 thị trấn.
Tố cáo bị bảo kê, tiểu thương chợ Long Biên bị 'khủng bố'
Tố cáo bị bảo kê, thu phí bến bãi vô lối, tiểu thương chợ đầu mối Long Biên bị" khủng bố" bằng cá thối, mang xe chặn trước sạp hàng...
Vì sao tiểu thương chợ Long Biên phải è cổ nộp trăm triệu bảo kê?
Tiền phí bến bãi mỗi năm một hộ kinh doanh phải nộp 100 triệu đồng dưới danh nghĩa “bốc xếp hàng hóa”. Tiền này không có hóa đơn, chứng từ.
Vụ bảo kê ở chợ Long Biên: Tận thu cả mặt bể nước cứu hỏa
Mặt bể nước phục vụ PCCC tại chợ Long Biên bị xé lẻ thành từng ô để "bán" cho các hộ kinh doanh với thời hạn 12 tháng.
Hà Nội: Rúng động bố xâm hại con gái nhiều năm ở Đông Anh
Công an huyện Đông Anh, TP Hà Nội tạm giữ Đặng Văn V. (SN 1975, trú tại xã Thụy Lâm) để làm rõ hành vi hiếp dâm con đẻ.
Thái Bình