Cụ thể, huyện Quốc Oai, đến thời điểm này đã tổ chức 45 lớp dạy nghề cho 1553 lao động, tăng 158 lao động so với kế hoạch trong đó có 24 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 840 lao động, đạt 126, 3% so kế hoạch; 21 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 713 người, đạt 97,7% so với kế hoạch. 100% lao động sau học nghề có việc làm và làm đúng nghề đào tạo.

{keywords}
Gắn chương trình đào tạo nghề với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Ảnh minh họa.

Huyện Ba Vì đã tổ chức được 51 lớp đào tạo nghề cho 1721 học viên là lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp là 40 lớp với 1336 học viên; nghề phi nông nghiệp là 11 lớp với 385 học viên.

Tỷ lệ lao động nông thôn được giải quyết việc làm sau học nghề là 1710/1779 học viên có việc, đạt tỷ lệ 96%. Trong đó, 191 lao động được bao tiêu sản phẩm và 1519 lao động tự tạo việc làm.

Huyện Mê Linh đã tổ chức được 35 lớp dạy nghề cho 1150 học viên, trong đó có 11 lớp dạy nghề phi nông nghiệp với 360 học viên, 24 lớp dạy nghề nông nghiệp với 790 học viên. Sau đào tạo nghề, tổng số 1011 người đã được giải quyết việc làm, trong đó có 719/790 lao động học nghề được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ 91%; 292/360 lao động học nghề phi nông nghiệp được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ 81,1%.

Bên cạnh đó, đoàn khảo sát cũng ghi nhận nguyện vọng từ người lao động, có mong muốn được học với thời gian kéo dài hơn, được học kiến thức nâng cao và gắn liền với thực tiễn hơn, được bao tiêu sản phẩm và có “đầu ra” ổn định…

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn các huyện đạt hiệu quả, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn đề nghị các huyện, thị xã cần tiếp tục tăng cường công tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để có chương trình đào tạo phù hợp, gắn kết người lao động học nghề và doanh nghiệp tuyển dụng ngay từ khi bắt đầu đào tạo, đảm bảo sau khi học nghề người lao động chắc chắn có việc làm, sản phẩm của người học nghề chắc chắn được doanh nghiệp đón nhận

Bà Nhàn lưu ý các huyện, thị xã cần chú trọng gắn chương trình đào tạo nghề với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, quan tâm xây dựng các chương trình phát triển kinh tế lâu dài ở địa phương theo hướng ngành nghề mà bà con lao động nông thôn đã được đào tạo để có thể tận dụng được tay nghề, trình độ của người lao động và giúp người lao động có việc làm ổn định, lâu dài, có như vậy mới thực sự phát huy được ý nghĩa của chương trình là tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho bà con nông thôn.

Ngọc Anh