Theo thông tin từ trụ sở UNESCO, khoảng 9 giờ 30 sáng 31/10 (theo giờ địa phương), Ủy ban di sản thế giới (UNESCO) đã tiến hành xem xét bỏ phiếu công nhận Hà Nội là Thành phố sáng tạo cùng với 66 thành phố khác trên thế giới. Nâng tổng số mạng lưới Thành phố sáng tạo lên 246.
Các Thành phố thành viên đến từ các châu lục khác nhau, các khu vực với mức thu nhập và dân số khác nhau. Mục đích chung của họ là hướng tới sứ mệnh: Dùng sự sáng tạo và nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong kế hoạch phát triển đô thị theo hướng an toàn, bền vững, toàn diện gắn với Chương trình Phát triển bền vững của UNESCO tới năm 2030.
Cầu Nhật Tân - công trình sáng tạo hiện đại của Hà Nội. |
Mạng lưới các thành phố sáng tạo do UNESCO công nhận ra đời từ năm 2014. Ðến nay, mạng lưới này có sự tham gia của 180 thành phố đến từ 72 quốc gia. Ðặc điểm chung của những thành phố này là việc phát huy các yếu tố như: Cơ sở hạ tầng văn hóa đô thị, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sức hấp dẫn văn hóa (các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các sự kiện văn hóa), thói quen tiêu dùng văn hóa mới, cơ chế thúc đẩy sự phát triển của mọi tầng lớp lao động, tạo sự thăng hoa cho tầng lớp sáng tạo. Tại khu vực ASEAN, sáu thành phố đã tham gia mạng lưới này đều là những thành phố năng động, có bản sắc văn hóa và phát huy sức mạnh “mềm” trong đó có: Chiang Mai, Phuket (Thái Lan); Bandung, Pekalongan (Indonesia), Singapore…
Hà Nội đã lựa chọn lĩnh vực thiết kế để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO xét ghi danh. Hồ sơ đề cử Hà Nội vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO do Sở VHTT Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện với sự tham vấn, phối hợp của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo thành phố Hà Nội, các Sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội.
Bên cạnh công tác điền dã, thu thập tư liệu và tài liệu, đã có nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề, tổ chức hội thảo quốc tế đã được tổ chức nhằm lấy ý kiến góp ý hồ sơ của các nhà khoa học, quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước. Vốn có thế mạnh trong lĩnh vực ẩm thực, thủ công và nghệ thuật dân gian… nhưng lĩnh vực thiết kế vẫn được xem là một trong những tiêu chí tiêu biểu của thủ đô Hà Nội, nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng cũng như các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý… để ứng cử vào Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO.
Những dấu ấn đầu tiên của thiết kế tại Hà Nội vẫn có thể được nhìn thấy trong nhiều công trình kiến trúc có lịch sử lâu đời. Trong đó, nổi tiếng nhất là Hoàng thành Thăng Long - di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Tiếp đến là các công trình kiến trúc đa dạng thể hiện tài hoa, sức sáng tạo trong thiết kế của nhiều thế hệ nhà thiết kế mang phong cách kiến trúc bản địa, Pháp và Trung Quốc như: Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ngày nay, sự đa dạng đó vẫn hiện diện trong các công trình kiến trúc đương đại tiêu biểu như cầu Nhật Tân với 5 tháp trụ được chiếu sáng tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội.
66 thành phố sáng tạo mới của UNESCO là: Afyonkarahisar (Thổ Nhĩ Kỳ) - Ẩm thực
|
Tình Lê