Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết trong giai đoạn 3 (từ 25/7 đến nay), Việt Nam đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay mầm bệnh vẫn tồn tại trong cộng đồng nên trong thời gian tới có thể xuất hiện thêm các ca mắc ngoài cộng đồng tại các địa phương, trong đó có Hà Nội.

Ông Hiền dẫn chứng tại Hải Dương đã xuất hiện thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng chưa tìm được nguồn lây. Hà Nội đã qua 18 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng.

Vì vậy, các ngành, các cấp phải tiếp tục đề cao cảnh giác, không chủ quan, xác định chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài để hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh.

"Vì dịch Covid-19 sẽ diễn biến lâu dài, từ nay đến khi có vắc xin tiêm phòng cho người dân thì vẫn phải áp dụng các biện pháp chống dịch trong tình hình mới", ông Hiền nói.

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Trương Quang Việt phân tích các nguy cơ. Hiện tại có một số ca nhiễm trong cộng đồng có thể ở Hà Nội, có thể ở các địa phương lân cận. Những người này sẽ xuất hiện các triệu chứng khi đi khám tại các bệnh viện, phòng khám nên việc phân luồng và chỉ định xét nghiệm PCR là rất quan trọng.

Vào năm học mới, ngày khai giảng sẽ có lượng người khá lớn gồm học sinh, sinh viên các tỉnh, thành, phụ huynh đổ về Hà Nội khá đông, cũng cần lưu tâm đến truyền thông, tuyên truyền, nâng cao ý thức, giám sát, quản lý. Vì rất dễ có đối tượng nhiễm bệnh trong nhóm này.

{keywords}
Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng quy tắc ứng xử sẵn sàng sống chung với dịch.

Với 800 người đang ở Đà Nẵng đã đăng kí về Hà Nội, một số địa phương đã có phương án chuẩn bị xe đưa số người này về phân luồng và giám sát ngay. Theo ông Việt, việc đón nhóm người từ Đà Nẵng về phải có kế hoạch giám sát, quản lý chặt chẽ để nếu có ca mắc không bị lan ra cộng đồng. "Cũng có tỷ lệ nhất định, khả năng xuất hiện ca dương tính trong nhóm này", ông Việt nhận định.

Từ giờ đến cuối năm có thể tăng cường, mở lại một số chuyến bay thương mại, điều này buộc phải thực hiện tốt việc phân luồng và tăng cường xét nghiệm. CDC Hà Nội sẽ đảm bảo việc xét nghiệm, không để sơ suất.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết theo đánh giá của Bộ Y tế vẫn còn mầm bệnh trong cộng đồng, còn nguy cơ xuất hiện ca nhiễm mới.

TP giao Sở Y tế xây dựng quy trình với người Việt Nam nhập cảnh có nhu cầu cách ly thu phí. "Cách làm cụ thể là khi nhập cảnh, các trường hợp này sẽ được đưa về cách ly tập trung xét nghiệm ngay, nếu dương tính thì chuyển cơ sở điều trị. Sau đó, tùy theo nguyện vọng, họ sẽ đăng ký và TP sẽ giải quyết”, ông Quý nói.

Với người nước ngoài nhập cảnh dưới 14 ngày, TP sẽ lựa chọn các khách sạn đảm bảo phòng chống dịch; có nơi gặp gỡ, ký kết hợp đồng nhưng đảm bảo phòng dịch.

Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở LĐTB&XH chủ trì cùng Sở Y tế đón 810 người làm việc sinh sống ở Đà Nẵng có nguyện vọng về Hà Nội. Ông Qúy nhấn mạnh lại tinh thần: “Trường hợp nào xét nghiệm âm tính đã qua 14 ngày thì khuyến cáo tiếp tục cách ly tại nhà. Với người chưa xét nghiệm thì cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi trong 14 ngày. Tất cả các trường hợp đều phải khai báo y tế”.

Thành Nam

Ông Đoàn Ngọc Hải: 'Tôi chở bệnh nhân nghèo không phải để làm màu'

Ông Đoàn Ngọc Hải: 'Tôi chở bệnh nhân nghèo không phải để làm màu'

Chở bệnh nhân nghèo miễn phí về quê, ông Đoàn Ngọc Hải chia sẻ sẽ làm đến khi chân tay bủn rủn, không còn đủ sức khỏe.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.