{keywords}
Thành phố sẽ phát triển 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cung cấp qua Cổng dịch vụ công. (Ảnh minh họa: Cổng thông tin điện tử quận Thanh Xuân)

Lộ trình xây dựng Chính quyền điện tử Hà Nội theo 3 giai đoạn gồm E-Hanoi (2021 - 2023), D-Hanoi (2023 - 2025) và S-Hanoi (2025 - 2030) với các mục tiêu cụ thể.

Ở giai đoạn đầu tiên E-Hanoi, tập trung hoàn thành nền tảng Chính quyền điện tử; hầu hết các giao dịch với người dân và doanh nghiệp được thực hiện trên môi trường mạng; hoàn thành các cơ sở dữ liệu cốt lõi, hệ thống thông tin dùng chung phục vụ công tác điều hành và xử lý công việc của các cấp chính quyền. D-Hanoi là giai đoạn chính quyền điện tử Hà Nội hướng tới Chính quyền số, phát triển các nền tảng dữ liệu số trong chính quyền và trong xã hội, dữ liệu trở thành tài nguyên được chia sẻ làm nhân tố thúc đẩy phát triển nền hành chính hiện đại. Còn ở giai đoạn S-Hanoi, Chính quyền điện tử Hà Nội sẽ phát triển ở mức cao với nền hành chính thông minh, dựa trên khai thác tối ưu nguồn tài nguyên số, cùng với sự phát triển các hệ thống phục vụ dân sinh và xã hội.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4097/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử thành phố Hà Nội - xây dựng theo Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.

Về chỉ tiêu phát triển các hệ thống nền tảng chính quyền điện tử, Thành phố yêu cầu hạ tầng mạng, trung tâm dữ liệu đảm bảo an toàn thông tin và đủ năng lực triển khai các thành phần khác của chính quyền điện tử Hà Nội; hoàn thành các cơ sở dữ liệu cốt lõi (đất đai, dân cư, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức) và cơ sở dữ liệu quan trọng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cho các ứng dụng; xây dựng các nền tảng ứng dụng dùng chung, hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công và các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan chính quyền và cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, làm cơ sở xây dựng chính quyền số.

Thành phố sẽ phát triển 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cung cấp qua Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung 3 cấp, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia. Trên 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của Thành phố và Trung ương. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 70% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính.

Phấn đấu 60% các hệ thống thông tin có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu của Thành phố và Quốc gia không phải cung cấp lại. 90% hồ sơ công việc tại các sở, ban, ngành, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng...

Đến cuối năm 2022, phấn đấu 100% cấp thành phố, 80% cấp quận, huyện thực hiện họp thông qua hệ thống họp trực tuyến. Hà Nội tiếp tục duy trì chỉ số về chính quyền điện tử nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu trên cả nước.

Linh Đan 

Bình Phước sẽ hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số

Bình Phước sẽ hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, chuyển đổi số vừa là cơ hội vừa là đột phá để thực hiện khát vọng phát triển của Bình Phước.