25 trạm trộn bê-tông trái phép trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) sẽ bị cưỡng chế buộc tháo dỡ, di dời trước tháng 6 - Trưởng phòng TN&MT huyện Hoài Đức thông tin.

Sau loạt bài VietNamNet phản ánh về tình trạng các trạm trộn bê-tông mọc lên như nấm ở huyện Hoài Đức, đối diện khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn, UBND huyện đã kiểm tra, rà soát và quyết định cưỡng chế các cơ sở hoạt động trái phép.

Theo ông Nguyễn Xuân Lý, Trưởng phòng TN&MT huyện, hàng loạt trạm trộn bê-tông mọc lên rầm rộ từ năm 2010 ở các xã An Khánh, Lại Yên, Vân Canh. 

Chúng đều hoạt động thiếu các loại giấy phép và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tiếng ồn, khói bụi và chất thải từ sản xuất chưa qua xử lý vô tư xả trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

{keywords}

Trạm trộn bê-tông trái phép của công ty Ngân Hằng đặt trên đất nông nghiệp ở xã Vân Canh

Theo ông Lý, từ tháng 4/2016, UBND huyện đã thành lập các tổ liên ngành tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm. Đa số các trạm đều không có giấy phép xây dựng, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường và sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép. 

Cưỡng chế buộc di dời

UBND huyện Hoài Đức vừa ký các quyết định cưỡng chế, yêu cầu tháo dỡ buộc di dời hàng loạt các trạm trộn trái phép.

“Huyện đã yêu cầu di dời, xử phạt hành chính thu ngân sách… nhưng rất ít đơn vị tuân thủ. Mới đây nhất, chúng tôi đã yêu cầu chủ các trạm trộn tới họp để thống nhất phương án. Hầu hết họ đều thừa nhận chưa có hoặc thiếu giấy tờ, hồ sơ cấp phép, hoạt động” - ông Lý nói.

Theo ông, một số chủ cơ sở xin gia hạn để hoàn tất thủ tục giấy tờ. Đối với những trạm trộn không có bất kỳ giấy phép của sở, ban ngành nào, huyện sẽ kiên quyết dẹp bỏ.

"Nếu họ không tự nguyện, huyện sẽ cưỡng chế và đơn vị bị cưỡng chế phải trả chi phí này cho huyện” - ông Lý nói rõ.

{keywords}

Hàng trăm lượt xe bồn vận chuyển bê-tông từ trạm trộn mỗi ngày

“Trong quy hoạch của huyện không có trạm trộn bê-tông nào. Về quy định pháp lý, cũng không có sự đồng bộ, thống nhất về việc quy trình cấp phép cho một trạm trộn bê-tông hoạt động. Chính vì thế, cơ sở nào muốn có giấy tờ, hồ sơ đầy đủ cũng không có cơ quan nào hướng dẫn.

Bên cạnh đó, với nhu cầu xây dựng hạ tầng, các khu đô thị, khu dân cư…, chủ đầu tư không thể chở bê-tông từ một khu vực khác đến công trường, vì nó phát sinh chi phí và nhiều vấn đề như giao thông, hạ tầng và môi trường” - Trưởng phòng TN&MT Hoài Đức cho biết.

Hà Nội: Sống khốn đốn sát Thiên đường

Hà Nội: Sống khốn đốn sát Thiên đường

Việc đặt trạm trộn bê-tông tươi trên đất nông nghiệp tại xã Vân Canh làm xáo trộn đời sống.

Dân sống khốn đốn, huyện dừng trạm trộn bê tông 2 lần bất thành

Dân sống khốn đốn, huyện dừng trạm trộn bê tông 2 lần bất thành

Trạm trộn bê tông đã 2 lần bị UBND huyện Hoài Đức và xã Vân Canh ra quyết định dừng hoạt động nhưng bất thành.

Kiên Trung – Đoàn Bổng