Báo cáo của GSMA với tiêu đề “Nhận ra tiềm năng đầy đủ của 5G: Thiết lập các chính sách để thành công” đã được xuất bản với sự hợp tác của Tập đoàn tư vấn Boston (BCG), trong đó đã đưa ra lời khuyên cho các nhà khai thác mạng di động và các doanh nghiệp muốn đưa 5G phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Báo cáo của GSMA cho biết: “Trước đây, chúng tôi đã xác định sáu đòn bẩy pháp lý có thể thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng đó là: cung cấp thêm phổ tần số với mức giá vừa phải; tạo điều kiện truy cập vào các trạm gốc di động; cho phép triển khai tế bào nhỏ; tạo điều kiện triển khai các tuyến đường trục (backhaul); cho phép tự do thiết lập thỏa thuận chia sẻ mạng và hài hòa giới hạn mật độ công suất”.

{keywords}
GSMA đưa ra các định hướng cho nhà khai thác di động triển khai 5G

Báo cáo cũng nhận định, chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện các bước phối hợp trong hầu hết các lĩnh vực trọng yếu nhưng họ sẽ cần phải làm nhiều hơn để kích thích triển khai 5G đầy đủ. Ngoài ra còn có hai lĩnh vực bổ sung, trong đó hành động của các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý có thể thúc đẩy triển khai 5G bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp đầy đủ cho việc triển khai và đưa ra quy định một cách linh hoạt cho các công ty. Để nắm lấy cơ hội kinh tế vĩ mô một cách đầy đủ của 5G đòi hỏi các cam kết phối hợp từ các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp trong tất cả các lĩnh vực này.

Báo cáo thừa nhận rằng cơ sở hạ tầng là vấn đề tốn kém và các khoản đầu tư cần thiết không thể có ngay lập tức mà chúng cần phải được thực hiện theo trình tự với việc thương mại hóa các mạng 5G.

Báo cáo đã đưa ra 3 giai đoạn đầu tư để các nhà khai thác di động tham khảo, tuy nhiên trong thực tế nó có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như vấn đề cung cấp phổ tần số của các quốc gia; đặc điểm địa lý và điều kiện nhân khẩu học.

Giai đoạn 1: Đặt nền tảng (2019- 2021)

Trong giai đoạn 1, các nhà khai thác tập trung đầu tư vào việc triển khai phủ sóng 5G tại các khu vực nội thành với các băng tần 5G mới, điều này phản ánh mô hình triển khai mà chúng ta đang thấy hiện nay. Ngoài ra, các trung tâm dữ liệu biên cần được thiết lập để phục vụ các ứng dụng có độ trễ thấp đầu tiên, chẳng hạn như chơi trò chơi trên đám mây và các ứng dụng thực tế ảo.

Giai đoạn 2: Mở rộng (2022 - 2024)

Giai đoạn này sẽ mở rộng phạm vi phủ sóng 5G khi các nhà khai thác bắt đầu phủ sóng các tuyến giao thông chính như đường cao tốc và đường sắt để cho phép triển khai thế hệ đầu tiên các phương tiện tự động (hoặc bán tự động) như xe tải tự lái. Tùy thuộc vào tính khả dụng của phổ tần số, chúng ta sẽ bắt đầu thấy phổ tần trong băng tần sóng milimet được sử dụng trong các thành phố và các nơi cần tập trung nhiều lưu lượng (hotspot) như trung tâm mua sắm, nhà ga và đấu trường thể thao...

Giai đoạn 3: Tầm nhìn toàn diện (2025 - 2027)

Trong giai đoạn này, việc triển khai các trung tâm điện toán biên cỡ nhỏ, cũng như triển khai phủ sóng ở khu vực nông thôn và triển khai trong băng tần sóng milimet sẽ được hoàn thành. Ngoài ra, vùng phủ sóng sẽ được mở rộng sang các tuyến giao thông cấp hai, đặc biệt là các tuyến đường địa phương.

Phan Văn Hòa (theo 5gradar)

Covid-19 khiến Tây Ban Nha hủy cuộc đấu giá phổ tần dành cho 5G

Covid-19 khiến Tây Ban Nha hủy cuộc đấu giá phổ tần dành cho 5G

Chính phủ Tây Ban Nha đã tuyên bố hoãn một cuộc đấu giá phổ tần số dành cho 5G dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 tới do sự bùng phát của đại dịch Covid-19 tại Tây Ban Nha nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.