- "Vừa thẩm định sách, vừa tham gia viết sách giáo khoa mới gọi là vừa đá bóng, vừa thổi còi. Riêng tôi thì chưa được mời viết sách giáo khoa mới nào", GS Nguyễn Minh Thuyết nói.
Xem lại Phần I:
Như VietNamNet đã đưa, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên của Chương trình Giáo dục phổ thông mới là vị khách thứ 3 của chương trình Góc nhìn thẳng ở chủ đề talk về Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên.
Ở Phần II của chương trình, GS Thuyết đã chia sẻ thẳng thắn về những nghi ngại lợi ích nhóm bủa vây quay những người xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa.
MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI PHẦN II TẠI VIDEO SAU:
GS Nguyễn Minh Thuyết tâm tư: "Tôi tin là người viết SGK không có lợi ích nhóm gì đâu".
GS Thuyết kể lại: "Thù lao cho người viết sách là 300.000 đồng/tiết. Có anh bạn tôi, được trả thù lao 600.000 đồng/2 tiết mà phải sửa tới 7-8 lần, trình đi trình lại. Anh bảo, anh Thuyết ơi, sao viết sách khổ thể".
"Có những nhóm xuất bản sách không phải là SGK, họ thu lợi lớn thì phải nói rõ ra. Chứ không nên nói chung chung thế, thành tiếng lắm, anh em viết cách không bằng lòng", GS Thuyết nhấn mạnh.
Xem trích đoạn video GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ về lợi ích nhóm trong viết sách:
Cách đây 3 ngày, một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đặt vấn đề ngược lại với tinh thần của Nghị quyết 88 về đổi mới sách giáo khoa phổ thông. Trong khi chủ trương "Một chương trình, nhiều bộ sách" đã được thông qua từ lâu, nhằm chống độc quyền SGK thì tại cuộc họp này, lại có những ĐBQH thắc mắc cho rằng, nhiều bộ SGK là bất hợp lý.
GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: Nhiều bộ SGK là xu hướng của nền giáo dục hiện đại. Nghị quyết 88 của Quốc hội là văn bản có tính "luật", lãnh đạo hay nhân viên là phải chấp hành. Còn nếu Quốc hội thấy có vấn đề, muốn sửa lại thì phải làm theo quy trình.
Chia sẻ về áp lực của người làm Tổng chủ biên chương trình, GS Thuyết tâm sự: "Tôi đã từng từ chối làm tổng chủ biên. Bộ mời, tôi giới thiệu người khác, nhưng sau đó, Bộ lại mời vì cho rằng, tôi là người thích hợp nhất".
Xem trích đoạn GS Thuyết nói về chuyện lời ong tiếng ve trong làm sách:
"Quả thật, tôi rất bận. Áp lực đối với tôi là chất lượng chương trình giáo dục phổ thông mới này. Tất cả các vấn đề khác, tôi không quan tâm đâu, tôi phải tập trung tổng lực cho chương trình, chứ tôi mà phân tán vào lời ong tiếng ve thì tôi không quan tâm đâu", GS Nguyễn Minh Thuyết tâm tư.
Mọi ý kiến phản hồi của bạn đọc tới các khách mời, xin gửi về email: [email protected]
Xem thêm buổi trò chuyện với GS Hồ Ngọc Đại ở link bài sau:
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi dạy học sinh trở thành người bình thường
GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ chương trình Công nghệ giáo dục là dạy học sinh trở thành người bình thường chứ không khác biệt như GS. Ngô Bảo Châu.
Xem thêm buổi trò chuyện với TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội ở link bài sau:
"Học sách của GS Hồ Ngọc Đại, các em nhớ rất tốt"
"Học sách của thầy Đại, các em nhớ rất là tốt. Đó là một thực tế", TS Phạm Tất Thắng, PCN UBVH giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhìn nhận.
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền- Hạnh Thúy
Video: Xuân Quý, Đức Yên, Bạt Tuấn
Ảnh: Phạm Hải