- Nằm giữa lõi phố cổ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỹ), Grand Bazaar - khu chợ lớn với hơn 4.000 gian hàng nổi tiếng toàn thế giới không chỉ về quy mô mà còn vì rất độc đáo, với lịch sử hơn 500 năm. Đặc biệt, tuyệt đại đa số các gian hàng nơi đây đều do đàn ông làm chủ và trực tiếp bán hàng.

Grand Bazaar được hình thành từ thế kỷ 15 và phát triển liên tục cho đến nay, nơi đây nổi tiếng đến mức vào 2014 đã ghi nhận kỷ lục điểm đến đông khách nhất thế giới khi đón tiếp hơn 91 lượt triệu du khách đến tham quan mua sắm.

Được gọi chợ nhưng thực chất đây đúng hơn là một khu phố cổ phát triển lan rộng và dồn nén qua hàng trăm năm dưới mái vòm chợ đặc trưng của người Thổ Nhĩ Kỳ. Ban đầu, khu chợ là nơi trao đổi nhu yếu phẩm, mua bán các hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của người Thổ. Trải qua hàng trăm năm phát triển, khu chợ ngày càng lớn và buôn bán thêm nhiều loại hàng hóa nên nó được phân thành các khu theo ngành hàng cho thuận tiện mua bán.

{keywords}
 

 

{keywords}

 

Grand Bazaar đón khách qua 12 cổng lớn từ đó sẽ tỏa ra 64 khu phố kết nối với nhau. Mỗi khu phố chính là một khu chợ nhỏ chuyên món hàng như khu áo quần bằng da, vàng bạc nữ trang, đồ gốm sứ, khu bán thảm hay tơ lụa,... Ngày nay, Grand Bazaar dường như không còn bó gọn dưới những mái vòm mà đã lan rộng ra các khu phố lân cận tạo thành một vùng buôn bán sầm uất.

Vì Grand Bazaar quá rộng nên bước vào đây, du khách như rơi vào một thế giới khác. Đó như một mê cung chằng chịt các lối đi lấp lóa đèn màu hàng tràn ngập hàng hóa. Bạn dường như không còn nhận thấy lối ra. Đối với ai có thú vui mua sắm thì dường như không còn nhận biết được về thời gian nữa. Bạn có thể ở đây mua sắm cả ngày mà không hề bị lặp lại các khu vực gian hàng.

{keywords}

 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Khi đặt chân vào Grand Bazaar, bạn sẽ bắt gặp khu Kalpakçılar chuyên bày bán đồ trang sức, với giá thuê sạp ở đây có thể lên tới khoảng 80.000 USD/năm. Những con đường trong khu mang tên những đồ vật được bán, như phố Kim hoàng (Jewellers street) hay phố Ngọc trai (Pearl street)..v.v. Những sạp hàng nhỏ xíu này không chỉ nổi tiếng với khách du lịch mà còn là nơi người Thổ Nhĩ Kỳ lui tới mua vòng tay hoặc các đồng vàng để tặng trong dịp đám cưới.

Trung tâm của chợ - khu vực buôn bán lâu năm nhất - còn được gọi Cevahir Bedestan, nơi đây tập trung bán những món hàng quý báu nhất của chợ trong suốt chiều dài lịch sử,... Ngày nay, hàng chục cửa hàng đồ cổ đã mọc lên ở đây, cùng với đó những mặt hàng thủ công truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Nhiều khu phố khác như: Đồ gia dụng, hàng lụa tơ tầm, đồ gốm sứ, gia vị, bánh kẹo,... cho đến may mặc, tiêu dùng hiện đại,... mỗi tuyến phố có những nét đặc trưng riêng của ngành ngành từ màu sắc, ánh sáng, cách trưng bày cho đến phong cách của người bán hàng. Xưa kia, mỗi đường phố đại diện cho một loại nghề thủ công cụ thể, giờ tên đường vẫn còn giữ nhưng mặt hàng bày bán thì không hoàn toàn như trước nhưng du khách đều có thể nhận ra sự đặc trưng của từng khu vực nhờ vào ngành hàng mà nó đại diện.

Điểm đặc biệt của Grand Bazaar là trong chợ sẽ không tìm thấy người nữ bán hàng nào. Theo truyền thống của người Thổ, chuyện bán hàng là của nam giới. Tuy vậy, đừng ngại trả giá với những người bán hàng ăn nói có duyên và hết sức thuyết phục nếu muốn mua một món hàng. Chỉ có điều cần lưu ý, các món đồ được bày bán ở chợ vòm Grand Bazaar thường bị nói thách rất cao. Kinh nghiệm của nhiều du khách là hãy trả bằng 1/3 giá được nêu ra, đôi khi 1/3 cũng là không đủ mà là 1/5 hoặc thậm chí rẻ hơn. Hãy kiên nhẫn, nhiều khi chủ hàng và khách mua mời nhau uống hết 1 tuần trà mới quyết định mua bán với cái giá rẻ không tưởng tượng.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 Nằm sâu trong lõi phố cổ Grand Bazaar là một di sản, hơn thế, kết nối với khu chợ là một tổ hợp các kiến trúc văn hóa truyền thống. Quanh chợ có hai Thánh đường Hồi giáo, 2 nhà tắm (hamam), 4 suối nước uống (Fountain), và vô số quán ăn và tiệm cà phê giải khát,... tạo thành một vùng du lịch ấn tượng, tiêu biểu cho lịch sử và văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ.Có lẽ nhờ thế mà chợ Grand Bazaar được chọn làm bối cảnh mở đầu trong phim James Bond 007 - “Skyfall” với cảnh hành động James Bond rượt đuổi nghẹt thở và pha đấu súng, đấu tay đôi mãn nhãn.

Hải Minh

Chú mèo bán cá, thịt gây sốt ở chợ Hải Phòng

Chú mèo bán cá, thịt gây sốt ở chợ Hải Phòng

Một con mèo có tên cái tên ngộ nghĩnh là Chó đang gây sốt tại chợ Hải Phòng, không ít người mua phải ngỡ ngàng bởi nhân vật này hết bán cá lại tới bán thịt, bán rau, bán trứng,...

5 phiên chợ cuối năm không nên bỏ lỡ ở Hà Nội

5 phiên chợ cuối năm không nên bỏ lỡ ở Hà Nội

Những phiên chợ dịp cuối năm là một nét văn hóa độc đáo không thể bị lãng quên. Trong những ngày cận Tết Nguyên Đán, đừng quên ghé qua chợ hoa hay chợ đồ cổ để cảm nhận không khí nhộn nhịp, náo nức...

Đi chợ hàng hiệu vỉa hè

Đi chợ hàng hiệu vỉa hè

Mỗi "cửa hàng" đều trang bị đồ nghề rất khoa học, đó là những chiếc vali hoặc cặp táp nhỏ gọn, hễ gặp xe của cơ quan chức năng đi "bốc hốt", họ bấm nút vali rồi ngồi chơi xơi nước như những vị khách đường xa.

Những phiên chợ 'âm phủ' đặc biệt nhất Việt Nam

Những phiên chợ 'âm phủ' đặc biệt nhất Việt Nam

Do đặc thù của từng vùng miền, nhiều phiên chợ độc đáo cũng được hình thành, thể hiện nét văn hóa của người bản địa. Trong đó, không thể không kể đến những phiên “chợ âm phủ” chỉ họp về đêm.

Chợ 'độc' ở Sài Gòn, gần nửa thế kỷ chỉ bán một mặt hàng lúc nửa đêm

Chợ 'độc' ở Sài Gòn, gần nửa thế kỷ chỉ bán một mặt hàng lúc nửa đêm

Gần nửa thế kỷ qua, cứ đến giữa đêm phiên chợ ở giữa Sài Gòn lại nhộn nhịp hoạt động với hàng tấn hàng từ các tỉnh miền Tây đổ về và được tiểu thương phân loại đem bỏ mối khắp thành phố.

Chợ bán đồ người yêu cũ kỳ lạ ở Hà Nội

Chợ bán đồ người yêu cũ kỳ lạ ở Hà Nội

Mỗi tháng một lần, phiên chợ bán đồ dùng từng thuộc về người yêu cũ được tổ chức ở phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) thu hút đông đảo người tham gia.