Chiến lược “giá hợp lý”
Thị trường gọi xe công nghệ ngày càng sôi động, song cũng cạnh tranh khốc liệt. Theo báo cáo từ Mordor Intelligence, thị trường này hiện có quy mô hơn 723 triệu USD và được dự báo sẽ đạt mốc 1,17 tỷ USD trong năm nay. Trong 5 năm tới, giá trị toàn ngành sẽ tăng tới 3,19 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2024 - 2029 đạt đến 22,1%.
Đòn bẩy tăng trưởng đến từ việc các nền tảng đều không ngừng cải tiến và ra mắt nhiều dịch vụ, tính năng mới để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng hiện tại. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động, người dùng vẫn duy trì thói quen chi tiêu tiết kiệm, việc các hãng xe công nghệ ra mắt các dịch vụ với giá cước phải chăng, cùng với ưu đãi hấp dẫn là yếu tố quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Điển hình, Grab đã công bố triển khai chiến lược "giá hợp lý" vào năm 2023. Đến nay, hãng tiếp tục đẩy mạnh chiến lược này với nhiều cải tiến về dịch vụ lẫn tính năng, hướng đến mục tiêu thu hút và giữ chân người dùng một cách bền vững.
Một trong những minh chứng nổi bật cho chiến lược này là dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm. Chính thức triển khai vào năm 2023, hai dịch vụ di chuyển này có giá cước thấp hơn lên đến 10% so với dịch vụ GrabBike, GrabCar thông thường, và giới hạn khung giờ hoạt động.
Năm 2024, hãng đã có những cải tiến để giá cước trở nên hấp dẫn hơn, cụ thể thấp hơn lên đến 20% so với giá cước của các dịch vụ di chuyển thông thường. Người dùng cũng có thể sử dụng dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm ở mọi thời điểm trong ngày.
“Trước đây, hôm nào mưa gió thì mình luôn lo giá cước xe công nghệ sẽ tăng cao. Thế nhưng gần đây có dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm, mình an tâm hơn hẳn vì giờ nào cũng có giá ổn”, Minh Huyền (26 tuổi, nhân viên văn phòng) nhấn mạnh.
“Nhà mình cách công ty khoảng 8 - 9km, nếu đi GrabBike Tiết Kiệm thì có thể rẻ hơn 5.000 tới 10.000 đồng một chuyến, chưa bao gồm mã ưu đãi. Tính ra cả tháng cũng tiết kiệm được kha khá. Vừa thuận tiện, thoải mái lại kiểm soát chi tiêu tốt hơn”, Minh Huyền nói thêm.
“Tung” ưu đãi một cách khôn ngoan
Bên cạnh dòng dịch vụ có giá cước tiết kiệm, các chương trình ưu đãi cũng được hãng xe công nghệ này “tung” ra một cách có chiến lược. Thay vì “chạy đua” chương trình khuyến mại trong các dịp đặc biệt, ứng dụng “sử dụng” các chương trình ưu đãi để giải quyết khó khăn của người dùng - giá cước tăng vào giờ cao điểm.
Cụ thể, vào hai khung giờ cao điểm 6h - 9h và 17h - 20h hàng ngày, Grab sẽ tự động áp dụng mã ưu đãi để người dùng được giảm thêm đến 20%. Người dùng có thể dễ dàng theo nhìn thấy ưu đãi này ngay khi đặt xe mà không cần phải thao tác gì thêm.
Bạn Anh Thư (21 tuổi) chia sẻ: “Là sinh viên năm cuối nên mình phải quay cuồng hoàn thành đống luận văn tốt nghiệp và đi thực tập. Nghĩ đến việc chen chúc giờ cao điểm, rồi xếp hàng đổ xăng là mình đã thấy mệt mỏi. Thay vì tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân, mình ưu tiên đi GrabBike Tiết Kiệm, vừa kinh tế lại nhanh chóng, tiện lợi”.
Bên cạnh đó, việc “tung” ưu đãi vào “đúng thời điểm” còn khuyến khích người dùng tiết kiệm thời gian so sánh giá giữa các ứng dụng, đồng thời tăng tần suất đặt dịch vụ.
“Tất cả nỗ lực trên là một phần của chiến lược Affordability (giá hợp lý)”, ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam chia sẻ, “bởi với học sinh, sinh viên, từng nghìn đồng cũng đáng kể và được họ cân nhắc kỹ càng”. Chính vì thế, chiến lược giá hợp lý là yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế còn đối mặt với thách thức, người dùng có xu hướng chi tiêu thận trọng hơn.
Đậu Linh