Sáng nay, tại TP.HCM diễn ra hội thảo góp ý kiến dự thảo đề cương chi tiết đề án trình hội nghị TƯ 6 (khoá 12).
Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức TƯ, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng đề án chủ trì hội thảo.
Ông Phạm Minh Chính phát biểu tại hội thảo |
Dự thảo đề án trình hội nghị TƯ 6 lần này có tiêu đề: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Về vấn đề này, Văn kiện Đại hội 12 của Đảng đánh giá: Tổ chức bộ máy của Đảng và toàn hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chức năng, nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đề ra nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả thực hiện và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là Nhà nước.
Toàn cảnh hội thảo |
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề trọng tâm liên quan đến phương thức lãnh đạo của Đảng và sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong thời gian tới nhằm tạo sự thống nhất trước khi ban chỉ đạo đề án báo cáo Bộ Chính trị.
"Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vừa là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài; vừa là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách trước mắt. Đây là vấn đề rất khó, liên quan đến tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị”, ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Chỉnh đốn Đảng không là việc dễ dàng
Một cuộc chỉnh đốn Ðảng như Nghị quyết TƯ 4 yêu cầu không thể làm xong trong vài ba tháng mà đây là cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị nội bộ to lớn - nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình viết.
Ông Phạm Thế Duyệt: Chỉnh đốn Đảng phải từ trên xuống
Nghị quyết xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Trung ương 4 phải từ trên làm xuống chứ không phải từ dưới làm lên - ông Phạm Thế Duyệt nói.
Dân chủ hóa và chỉ dấu từ hội nghị TƯ 8
Lần đầu tiên, TƯ xem xét, quyết định quy chế mới về bầu cử trong Đảng. Đây được coi là luật thủ tục quan trọng nhất của Đảng, qua đó tạo ra các tổ chức, bộ máy, cũng như nhân sự cho từng vị trí trọng trách.
Theo VOV