Mới đây, một người dùng Android đã "vạch mặt" Google rằng công ty này cố tình chèn một nút "Start Video Call" – mà khi người dùng bấm vào sẽ kích hoạt ứng dụng gọi điện video Google Duo – vào đoạn hội thoại trong đó người này đề nghị đồng nghiệp tham gia vào cuộc gọi Zoom của anh.
Qua ảnh chụp màn hình mà người dùng nói trên cung cấp, có thể thấy rằng anh này không hề nhắc đến cụm từ "video call" (gọi điện video) trong cuộc hội thoại, nhưng ứng dụng nhắn tin Messages do chính Google phát triển vẫn thêm nút "Start Video Call" nhằm quảng cáo cho ứng dụng "Google Duo" cũng của hãng. Điều đáng nói trên thiết bị của người dùng đã được cài sẵn ứng dụng Zoom, nhưng Google đã cố tình lơ đẹp điều này.
Động thái của gã khổng lồ tìm kiếm đã làm dấy lên nhiều câu hỏi xoay quanh hành vi phản cạnh tranh mà hãng nhắm vào các công ty khác trong ngành công nghiệp hội thảo video, như Zoom, Skype…
Ứng dụng "Messages" của Google hiện được cài đặt sẵn trên hàng tỷ thiết bị Android, và dù có muốn, người dùng cũng chẳng thể nào gỡ bỏ nó được.
Thế độc quyền của Google có phải là một mối đe dọa?
Google đã và đang phát triển rất nhiều giải pháp cho hầu như mọi lĩnh vực với lượng người dùng đông đảo. Từ một bộ máy tìm kiếm, cho đến cửa hàng ứng dụng Android lớn nhất hiện nay là Play Store.
Các ứng dụng âm nhạc, video, podcast, tin nhắn… Google đưa các dịch vụ của mình len lỏi vào khắp mọi ngõ ngách của các ngành công nghiệp, đồng thời cài đặt các ứng dụng làm mặc định trên điện thoại Android của người dùng.
Nguyên nhân xuất phát từ mô hình học máy trên Android?
Không. Việc thêm nút "Start video call" nói trên cho thấy đó là một hệ thống phân tích dữ liệu và đưa ra khuyến nghị theo thời gian thực.
Một thuật toán thần kinh machine learning luôn được thiết kế để hoạt động mà không phân biệt nội dung thuộc về công ty nào.
Trong trường hợp trên, người dùng hoàn toàn không hề đề cập đến "video call", nhưng ứng dụng Android Messages vẫn khuyến nghị thực hiện một cuộc gọi qua Duo, gián tiếp ưu ái "Google Duo" so với các đối thủ
Zoom và các công ty nên lo lắng?
Chính xác. TÌnh huống trên là một ví dụ chân thực cho thấy Google đang lợi dụng sức mạnh của mình để định hình nên thế độc quyền trong ngành công nghiệp. Nhằm thu hút các khách hàng sử dụng desktop, nơi Google luôn có cách để cài đặt các ứng dụng rác, họ đã thêm một tính năng là khử tiếng ồn để tăng thêm tính cạnh tranh so với Zoom và các công ty hội thảo video khác.
Tại sao hầu hết các ứng dụng Google lại được cộng đồng yêu thích?
Các ứng dụng và dịch vụ cuar Google được mọi người yêu thích bởi chúng vừa miễn phí lại vừa không có quảng cáo. Để làm được điều đó, Google đã sử dụng một nguồn quỹ không bao giờ cạn kiệt nhằm phát triển nên các ứng dụng và giải pháp dành cho các ngành công nghiệp với lượng người dùng lớn.
Ví dụ: Android Messages được cài đặt mặc định trên hơn 90% các điện thoại Android và được sử dụng để quảng bá cho sản phẩm của hính công ty. Hay Google Podcast, ứng dụng hiện thống trị danh mục podcast trên Play Store, khi hoàn toàn miễn phí, không quảng cáo, và có lượng người dùng nhiều nhất trong cộng đồng podcast.
Theo GenK