- Ở Việt Nam, có nhiều gốc cây, thân cây khô đã trở thành báu vật, được trả giá siêu khủng. Gắn với đó là những câu chuyện huyền thoại, khiến ai cũng một lần muốn được chiêm ngưỡng.

Kỳ bí gốc bàng 600 tuổi như hang động được trả 35 tỷ

Một cây bàng đá lâu năm ở Sóc Trăng đang xanh tốt bỗng nhiên bị rụng lá rồi chết, sau đó được một người đàn ông mua về. 

Chủ nhân của gốc bàng này là ông Mai Kiên (ngụ TP.Sóc Trăng). Ông Kiên cho biết, trước khi bị chết cây bàng có chiều cao khoảng 40m, chu vi cây trên 10m, riêng bộ rễ cũng trên 18m. Điều lạ là bộ rễ khổng lồ có sẵn những khối tự nhiên, hình thù kỳ lạ mang dáng dấp sơ thảo những linh vật như: cọp, rùa, rắn,... các biểu tượng về đức Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm,...

Sau khi đưa được “cụ” bàng này về, ông Kiên cho người gia công để tạo thành một gốc cây với nhiều hình thù rất đẹp, lạ mắt khiến nhiều người thích thú, tìm đến để xem.

{keywords}

Ông Mai Kiên bên gốc bàng đá cổ thụ.

Biết tin ông Kiên sở hữu gốc cây khủng, nhiều đại gia, người chơi cây cảnh tìm đến hỏi mua. Mới đây, một người ở TP.HCM trả 35 tỷ đồng ông Kiên không bán.

'Cây gỗ khô' được ngã giá triệu đô

Người sở hữu cây nu hương đỏ hàng ngàn năm tuổi này là ông Văn Tiến Hùng (ngụ phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa). Năm 2011, ông Hùng biết thôn Yuk Kla (xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) tồn tại 1 cây gỗ hương cổ thụ ngàn năm tuổi tích tụ sinh khí đất trời, đứng sừng sững giữa núi đồi. Ông tức tốc tìm đến để mua “báu vật” ngàn năm.

{keywords}

Cây nu hương đỏ quý hiếm.


{keywords}

Phần rễ cây có tạo hình đặc biệt.

Là người có thâm niên lâu năm trong nghề khai thác gỗ, ông biết đây là cây gỗ quý có một không hai trên đời. Từ gốc lên có những hình sóng lượn giống như chín con rồng (Cửu Long quần tụ), thân cây rẽ thành hai nhánh hình chữ V (chữ đầu của chữ Việt Nam), và còn mang ý nghĩa của sự chiến thắng (Victory).

Thân cây “sở hữu” những nu gỗ được hình thành, kiến tạo qua hàng trăm năm mới có được. Cây nu hương có vân hình chân chó, theo từng dải, như tà áo bay của Phật Bà giữa các dải mây uốn lượn.

Năm 2015, được các cơ quan chức năng cấp phép, ông Hùng đã chi hàng chục tỷ đồng dời cây xuống phố. Có đại gia sẵn sàng trả giá 1 triệu USD để được sở hữu cây gỗ thiêng này nhưng ông Hùng vẫn khước từ vì mong muốn tạo được một kiệt tác tượng Phật để đời.

Gốc trâm “độc nhất vô nhị” ở Lâm Đồng

Chủ sở hữu gốc cây khô này là anh Nguyễn Phi Hùng (ngụ tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm). Gốc cây cổ thụ “hoá lũa” này dài hơn 4m, cao gần 2,5m, rộng khoảng 1,2m.

{keywords}

Gốc trâm đỏ của anh Nguyễn Phi Hùng

Anh Hùng cho biết, năm 2002, khi anh đang thuê máy xúc đào ao trong vườn cà phê để lấy nước tưới và kết hợp thả cá thì vướng phải gốc cây này nhưng rất khó để đưa được lên. Sau đó, anh vứt “chổng chơ” trong vườn hơn 8 năm trời.

Đầu năm 2012, sau một thời gian để “lộ thiên”, anh mới phát hiện ra vẻ độc đáo nên đưa về chưng chơi. Theo anh Hùng, gốc cây này đã có nhiều người trả đến 700 triệu đồng, nhưng anh vẫn không bán. 

Gốc trắc "khủng" ở Gia Lai

Anh Trần Xuân Cường (trú phường Hội Phú, TP. Pleiku, Gia Lai), một người đam mê hàng mỹ nghệ đang là chủ nhân của gốc trắc với đường kính trên 2m; trọng lượng 2 tấn, chiều cao 1,5m. 

{keywords}

Gốc trắc giá khủng.

Gốc trắc “khủng” này có giá ít nhất là 2 tỷ đồng, bởi từng có một doanh nhân ở TP.HCM trả giá ngần ấy tiền để mua, song chủ nhân của nó không bán.

Gốc lũa quý hiếm ở Hòa Bình

Ông Nguyễn Công Đức (Lương Sơn, Hòa Bình) hiện sở hữu bộ lũa gù hương lớn nhất, quý nhất Việt Nam. Theo giới sành gỗ, ở Việt Nam, không thể có gốc cây nào có tuổi kinh khủng và đẹp nguyên vẹn như gốc cây của ông Đức. 

{keywords}

Gốc lũa siêu đẹp ở Hòa Bình.

Gốc cây này có đường kính tới 7m, có tuổi thọ khoảng 3.000-4.000 năm, làm lũa cực đẹp, lại không bị thủng ở giữa gốc. Có người trả giá 130 ngàn USD, tương đương khoảng 2,2 tỷ đồng cho gốc cây này song ông Đức vẫn từ chối.

Tác phẩm nghệ thuật bạc tỷ từ gốc cây khô

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ba (Bến Tre) vừa hoàn tất tác phẩm nghệ thuật là một con cá khổng lồ từ gốc cây mù u có tuổi thọ trên trăm tuổi.

{keywords}

Con cá làm từ gốc cây mù u có giả khoảng 1 tỷ đồng.

"Con cá" gỗ dài 6,3m, cao 1,2m, chu vi thân cá 3,4m, nặng 1.000kg. Tác giả đã giữ nguyên nét tự nhiên của gốc cây có hình thù giống con cá đang trong tư thế bơi lội tung tăng, chỉ chế tác thêm hai vây và gắn hai mắt.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)