Theo đó, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Tăng Chí Thượng, đề nghị thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám chữa bệnh. Hạn chế tối đa người thân đến bệnh viện; hạn chế nhập viện nội trú khi không cần thiết; rà soát bố trí khoa phòng không để người bệnh phải nằm ghép; bố trí khoảng cách ít nhất là 2m giữa các giường.

Bệnh viện cũng cần bảo đảm không khí tự nhiên trong buồng bệnh. Khuyến cáo người dân nên đến tuyến ban đầu để khám bệnh, triển khai đăng ký trực tuyến, hẹn giờ khám…

{keywords}

Thực hiện khai báo y tế tại bệnh viện

Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các bệnh viện hạn chế chuyển tuyến, chỉ chuyển lên bệnh viện tuyến cuối khi diễn biến nặng vượt quá năng lực kỹ thuật của bệnh viện, phải thông báo và thống nhất với bệnh viện tuyến cuối việc chuyển người bệnh trước khi thực hiện việc chuyển tuyến.

Ngoài ra, với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, đã điều trị ổn định, khuyến khích các bệnh viện kê đơn dài ngày từ 1 đến 3 tháng, bảo đảm cung ứng đủ thuốc bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khi có lịch tái khám tiếp theo.

Hiện tại, tất cả các bệnh viện tại TP.HCM đều phải khai báo y tế điện tử trước khi vào khám bệnh. Sở Y tế khuyến cáo cần hạn chế việc nhân viên y tế khai báo giùm người nhà. Thay vào đó, cần trang bị các thiết bị, phương tiện giúp người bệnh tự khai báo, trong trường hợp không có điện thoại di động.

Linh Khuê

Xác định hơn 300 người liên quan đến ca tái dương tính của TP.HCM

Xác định hơn 300 người liên quan đến ca tái dương tính của TP.HCM

Các địa điểm liên quan đến ca tái dương tính tại quận 3, TP.HCM cũng được cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng hoạt động trong thời gian đánh giá nguy cơ lây nhiễm.