Trước khi đi tìm câu trả lời, bạn cần biết những loại khí độc hại mà động cơ diesel và động cơ xăng thải ra môi trường.

Những loại khí được thải ra từ động cơ diesel và động cơ xăng

- Carbon dioxide (CO2) là chất khí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng khí thải thoát ra từ ống xả của xe hơi sau khi động cơ xe khởi động. Về bản chất, CO2 là một loại khí độc nhưng có ích khi giúp cây xanh quang hợp tạo ra oxy. Tuy nhiên, việc tạo ra quá nhiều khí CO2 gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên. 

- Carbon monoxide (CO) là loại khí thải thứ 2 thoát ra ống xả xe hơi có hàm lượng chỉ đứng sau CO2, được tạo ra khi nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn. Khi bạn hít phải khí CO sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu; tiếp xúc quá mức hoặc ngộ độc loại khí này có thể gây tử vong.

car pollution.jpg
Xe ô tô thải ra khí ô nhiễm trên đường. Ảnh: IrishEvs

- Hydrocarbon (H-C) là một loại hợp chất hữu cơ được tạo ra do nhiên liệu chỉ được đốt cháy một phần, là nguyên nhân chính gây ra khói mù, có thể là một vấn đề lớn ở các khu vực thành thị. Nếu bạn tiếp xúc lâu dài có thể gây ra hiện tượng đau đầu, buồn ngủ, các bệnh về hô hấp và ung thư. 

- Nitrogen oxide (NOx) được tạo ra khí nitơ trong không khí phản ứng với oxy ở nhiệt độ và áp suất cao bên trong động cơ. Hàm lượng khí NOx thải ra từ ống xả của xe tuy không nhiều bằng hàm lượng khí CO2 nhưng độc tính thì cao gấp hàng trăm lần. 

Về tác hại với môi trường, loại khí này làm tăng hiệu ứng nhà kính và cực kỳ có hại đối với sức khỏe của con người, đặc biệt, nó có khả năng làm tăng các bệnh về đường hô hấp, mắt, mũi…

- Các tạp chất dạng hạt (PM) nhỏ li ti có kích thước micromet, được sinh ra chủ yếu từ động cơ diesel. Động cơ xăng cũng sản sinh ra những tạp chất hạt rắn nhưng với hàm lượng cực ít. Các hạt này được biết là nguyên nhân gây ra ung thư cũng như các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.

Đâu là loại động cơ ít gây ô nhiễm môi trường?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần dựa trên những loại khí thải mà các động cơ này tạo ra. Đối với khí CO2, động cơ diesel thường thải ra CO2 ít hơn so với động cơ xăng trên mỗi km do hiệu suất nhiên liệu của động cơ diesel cao hơn, đốt cháy ít nhiên liệu hơn.

Với khí thải dạng hạt, động cơ diesel từ trước đến nay được biết đến là thải nhiều tạp chất dạng hạt hơn so với động cơ xăng. Thế nhưng, động cơ diesel hiện đại đã được trang bị bộ lọc hạt đã giảm đáng kể lượng khí thải này, trong một số trường hợp thậm chí còn thấp hơn so với động cơ xăng.

02Carorbis Blog_difference between petrol and diesel engine 1.jpg
So sánh mức độ gây ô nhiễm môi trường của 2 loại động cơ diesel và động cơ xăng khó có thể đưa ra kết luận chính xác. Ảnh: Automobile

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra động cơ diesel vẫn thải ra nhiều khí NOx nhiều hơn động cơ xăng, cho dù những tiến bộ gần đây trong công nghệ động cơ diesel đã giúp giảm lượng khí này.

Trong khi đó, đối với khí hydrocarbon, động cơ xăng sẽ chuyển hóa loại khí này thành một hợp chất hữu cơ gọi là benzen và thải chúng nhiều hơn những động cơ diesel tương đương. Do là tính chất nguy hiểm của khí thải ô tô đối với môi trường và sức khỏe con người, nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt về hàm lượng của nó trong nhiên liệu. 

Như vậy, có thể thấy xe sử dụng động cơ diesel thải nhiều các loại tạp chất dạng hạt và Nitrogen oxide (NOx). Mặt khác, xe sử dụng động cơ xăng lại thải ra hydrocarbon (H-C), carbon monoxide (CO) và carbon dioxide (CO2) nhiều hơn.

Vì vậy, việc so sánh mức độ gây ô nhiễm môi trường của 2 loại động cơ này khó có thể đưa ra kết luận chính xác bởi vì công nghệ của những động cơ này phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, xe chạy xăng và xe chạy dầu thường khác nhau khá nhiều, cả về cấu tạo lẫn công dụng.

Theo các nhà nghiên cứu của tạp chí Scientific Reports, dù nhiều người nghĩ động cơ diesel gây ô nhiễm hơn nhưng thực tế, động cơ xăng cũng có lúc gây ô nhiễm hơn vì điều này còn phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm được đo lường. Dựa trên những thử nghiệm, xe động cơ diesel có thể thải ra nhiều chất ô nhiễm hơn xe động cơ xăng chỉ khi cùng chạy trong những chuyến đi dài. 

Tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!