{keywords}
Shilpa Saji và chồng Matthew

Bức tranh về một cuộc hôn nhân truyền thống đã trở thành cơn ác mộng với Sujata trong một thời gian dài. Những mâu thuẫn không dứt của cha mẹ ám ảnh Sujata suốt thời thơ ấu. "Khi còn nhỏ, tình trạng hôn nhân của cha mẹ thực sự ảnh hưởng đến tôi. Hiện tại nó thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn, họ sống dưới cùng một nhà như những người xa lạ và không nói chuyện với nhau", kỹ sư cơ khí 30 tuổi đến từ Dubai cho biết.

Chính vì điều đó mà Sujata và chồng quyết định chọn sống xa nhau. Sujata lần đầu tiên biết đến lối sống này khi đi học ở Ấn Độ, nơi cô gặp người chồng hiện tại của mình. Theo Sujata, gần như tất cả gia đình bạn bè cùng lớp có cha mẹ là người Ấn Độ đều theo lối sống này. Việc sống xa nhau giúp hôn nhân của Sujata và chồng thêm hạnh phúc trong ba năm đầu.

"Tôi ở Dubai (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất) và chồng tôi ở Mumbai (Ấn Độ). Chúng tôi gặp nhau hai tháng một lần và khoảng thời gian chờ đợi đó khiến cả hai chúng tôi rất phấn khích. Sau những lần gặp mặt vì sống xa nhau, chúng tôi cảm thấy tình yêu sâu đậm hơn"- Sujata nói.

Đối với Sujata, một trong những ưu điểm lớn nhất của việc sống xa nhau là cho phép cô có không gian riêng. Cô giải thích: "Ngoài hoài nghi về hôn nhân, mối quan hệ của chúng tôi vẫn luôn mong manh vì đã chia tay nhiều lần. Vì vậy, chúng tôi quyết định không sống chung. Tôi biết rằng những điều nhỏ nhặt cuối cùng sẽ phát sinh, chẳng hạn như dùng chung khăn tắm, không rửa bát hoặc đơn giản là tôi xem phim một mình đến khuya".

Tránh mâu thuẫn từ những điều nhỏ nhặt

Shilpa Saji, một nhà phân tích dữ liệu 26 tuổi ở Bengaluru (Ấn Độ), cho rằng việc sống xa nhau đã khiến chồng cô, Rishal Matthew, sáng tạo hơn trong cách anh ấy thể hiện tình yêu. "Anh ấy sẽ nấu một món gì đó và mang đến cho tôi hoặc tạo bất ngờ với một bó hoa vào những ngày tôi không vui. Tôi không chắc liệu những điều này có xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hôn nhân bình thường không".

Cả Saji và Matthew lựa chọn sống xa nhau sau khi thử một loạt lựa chọn khác. Chính mô hình này đã giúp cặp đôi thực sự hiểu được cả hai yêu nhau như thế nào. Chưa kể, việc sống xa nhau còn giúp nhiều cặp đôi tránh những mâu thuẫn giữa cha mẹ chồng với nàng dâu. Saji nói: "Ở Ấn Độ, cuộc chiến giành không gian riêng khi sống chung với cha mẹ chồng thường rất khó chịu. Sống xa nhau sẽ loại bỏ tất cả những điều đó".

Bidisha Das, một nhà phân tích kiểm soát chất lượng 36 tuổi đến từ Hyderabad (Ấn Độ) và chồng cũng lựa chọn sống xa nhau trong ba năm qua. Cô nói: "Khi mọi người sống cùng nhau, đặc biệt là trong đại dịch, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra". Das và chồng cô ở cách nhau gần một giờ lái xe và gặp nhau vào cuối tuần. "Ngay cả chuyện chăn gối cũng trở nên mãnh liệt hơn nhiều. Bởi vì muốn tận dụng tốt nhất hai ngày này, chúng tôi sẽ sống trọn vẹn hơn", Das nói.

Chỉ là một lựa chọn

Sống xa nhau chỉ là lựa chọn phù hợp với những cặp đôi có điều kiện kinh tế. Sự căng thẳng tài chính khi sống ở hai nhà, đặc biệt nếu có con, không phải là điều mà hầu hết mọi người có thể đáp ứng ở Ấn Độ. Chưa kể, xã hội thường kỳ thị với những cặp vợ chồng sống riêng. Trong trường hợp của Saji, cô thường nghe một số lời dị nghị từ người thân cho rằng cô ngoại tình.

Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học Bradford ở Anh, xu hướng vợ chồng sống xa nhau giúp phụ nữ phá bỏ các chuẩn mực giới. Nghiên cứu cũng cho thấy sự phổ biến của xu hướng này ở nhiều nhóm tuổi. Theo Barnwal, xu hướng này được coi như một phần mở rộng của nhu cầu có không gian riêng ở mỗi người. "Chúng ta luôn chọn nằm về phía nào của giường ngủ, một cái cốc cụ thể để uống nước, thậm chí là một không gian riêng trên giá sách để đặt đồ, sống xa nhau chỉ đi trước một bước".

Theo Vice/Phụ nữ Việt Nam

Bị vợ từ chối 'yêu', chồng đệ đơn ly dị

Bị vợ từ chối 'yêu', chồng đệ đơn ly dị

Tòa án nhân dân quận Tây Hạ, thành phố Ngân Xuyên, Ninh Hạ (Trung Quốc) ngày 14/2 đã xét xử vụ ly hôn do hôn nhân sắp đặt với khoản tiền dẫn cưới cao ngất nhưng cô dâu "quay xe" khi về sống chung.