- Khi trăng rằm toả sáng cũng là lúc lòng người háo hức chuẩn bị đón Tết trung thu. Phố Hàng Mã rực rỡ đèn hoa, kẻ mua người bán tấp nập. Trung thu nay đầy đủ, tươm tất hơn xưa rất nhiều nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không khỏi chạnh lòng, tiếc nuối trung thu xưa..
Trung thu…thời “ tự chế ”
Hà Nội những ngày cận rằm tháng tám đâu đâu cũng thấy rực rỡ hình ảnh những chiếc đèn lồng, bánh trung thu... bắt mắt, nhưng để tìm được những chiếc đèn kéo quân, đèn ông sao từ các làng nghề truyền thống lại không dễ dàng. Điều này khiến không ít người nao lòng tiếc nuối
“Mỗi dịp Trung thu đến, quê tớ lại tổ chức cho bọn trẻ con rước đèn quanh làng rồi kéo ra cả đường cái lớn để long nhong cùng gió với trăng. Trong tiếng trống rộn ràng, đứa nào đứa nấy háo hức, vừa đi vừa hát vang: Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài, cán cao quá đầu...” - Thu, sinh viên trường Đại học Thương mại chia sẻ.
Hay với Tuấn – sinh viên Đại học Kiến trúc bộc bạch: “Với mình, chiếc đèn trung thu đẹp nhất thời thơ ấu chính là chiếc đèn lồng bằng hộp xà phòng mà ngày xưa chính tay bố làm cho mình. Mình vẫn nhớ cảm giác hân hoan vui mừng khi xách "chiếc hộp phát sáng" đi chơi. Đêm trung thu, trẻ con thì tấp nập kéo nhau đi rước đèn, bắt đầu từ một nhóm nhỏ ở đầu làng, rồi kéo đi dọc khắp làng, đến cửa nhà ai thì trẻ con nhà đó ra nhập hội luôn”.
"Ngày xưa, trước Tết trung thu cả tháng là bọn trẻ chúng mình đã háo hức lắm rồi. Nào là nhặt hạt bưởi về phơi khô, xâu thành chuỗi để dành đốt, nào là rủ nhau tập văn nghệ, có đứa còn kỳ cạch làm đèn ông sao, đèn kéo quân, đứa không làm được thì gắn nến vào đế chai vỡ làm đèn, thả nến vào hộp xà phòng...", Tùng, sinh viên năm cuối trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội phấn chấn khi kể lại kỷ niệm tuổi thơ trung thu của mình.
Chiếc đèn ông sao méo làm từ củi tre, hay đơn giản là ngọn nến gắn trong cái chai vỡ, chùm hạt bưởi phơi khô đốt sáng, màn múa hát cây nhà lá vườn đón trăng... là những ký ức trung thu mà nhiều bạn trẻ còn nhớ mãi.
Nỗi niềm trung thu nay
Khắp phố phường Hà Nội đã rực lên những sắc màu trung thu: đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, các loại bánh nướng, bánh dẻo. Ngày nay, cuộc sống hiện đại và đầy đủ nên cái tết rằm tháng tám cũng có phần khác trước.
Bạn Thảo – sinh viên Đại học Hà Nội tâm sự: “Trung thu xưa trẻ con háo hức, hồ hởi vui mừng để đón ngày tết. Giờ thì thấy cũng bình bình, không háo hức như xưa. Ngày đó, mà được cái đầu sư tử bé bé hoặc chiếc đèn ông sao là các em rất thích”.
Các đồ chơi dành cho trẻ cũng hiện đại hơn có khi không phải là đèn ông sao làm bằng tre giản dị mà là những chiếc súng phun nước, những cây đèn sáng bằng pin nhân tạo, các đồ chơi siêu nhân, ô tô, máy bay … Nhận được bất kì đồ chơi nào trẻ cũng đều rất thích thú, chỉ có điều đôi khi người lớn vô tình đã khiến cho trẻ quên mất những nét đẹp đón Tết Trung thu cổ truyền.
“Trung thu nay đã khác xưa rất nhiều. Khác từ chiếc bánh nướng bánh dẻo đến không khí đêm hội. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo nhân đậu xanh, hạt sen khi xưa đã được thay thế bằng những loại bánh cao cấp với đủ mẫu mã và mùi vị. Những trò chơi dân gian trong đêm rước đèn như rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê đã trở nên lỗi thời, thay vào đó là những trò chơi hiện đại...Thậm chí đèn lồng giấy cũng được thay bằng nhựa và thắp đèn pin”. Hải, sinh viên một trường cao đẳng chia sẻ.
Trung thu nay, vẫn là vầng trăng tròn vành vạnh của đêm rằm tháng 8, vẫn là đèn ông sao, bánh trung thu, không thiếu một sản vật gì. Nhưng tâm lý của mỗi người lại không háo hức như xưa. Bởi cuộc sống hiện đại, khi con người bị cuốn vào vòng quay của đồng tiền, bộn bề lo toan với công việc thì trung thu nhiều khi chỉ là trách nhiệm đối với con trẻ. Và có lẽ không chỉ với nhiều thế hệ đã qua, mà với rất nhiều người trẻ vẫn “thèm” lắm được hưởng không khí của trung thu xưa một lần.
Và những ý tưởng đón trung thu…của giới trẻ
Những ý tưởng vui trung thu rộn ràng của những bạn trẻ sôi nổi tình yêu, nhiệt huyết với cuộc đời đang góp phần làm cho bữa tiệc phá cỗ đêm rằm của giới trẻ thêm hấp dẫn.
“Năm nào nhóm bạn thân bốn đứa mình cũng vui trung thu cùng nhau. Đi chơi vào ngày này là “xôm tụ” nhất. Đứa nào cũng vui vẻ, hí hửng, dù bận mấy cũng cố gắng dành vài tiếng đi “lượn lờ” cùng đội” . Hà - sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay. Kế hoạch của nhóm Hà là cùng nhau lê la vỉa hè, cùng nhau ra Hồ Tây ngắm trăng rồi đi phá cỗ.
Còn Hương và Thảo – sinh viên năm hai Học viện Báo chí và Tuyên Truyền lại có cách đón trung thu của riêng mình. Đó là cùng nhau nấu ăn, vào Bảo tàng dân tộc học chơi trung thu rồi đi xe đạp vòng vèo phố cổ, ngắm phố phường Hà Nội.
Vẫn biết có vô số hoạt động thú vị, ý nghĩa mời gọi người trẻ tham gia, nhưng không ít bạn vẫn trung thành với “kế hoạch trái tim”: Hướng về gia đình trong dịp tết trung thu.
Hằng- sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội chân thành chia sẻ: “Bận đến mấy thì trung thu mình vẫn nhất định mình phải về quê, đã thành “lệ” rồi. Về quê để đón rằm cùng bố mẹ, ông bà. Về quê mới sống lại hết niềm vui trung thu thời thơ ấu".
Nhiều bạn trẻ đã và đang háo hức những kế hoạch vui trung thu hết mình. Hồ Tây, công viên Bách Thảo, SVĐ Mỹ Đình… là những địa chỉ vàng của các bạn trẻ trong kế hoạch vi vu đêm rằm. Đơn giản là bởi đó là những nơi có không gian rộng, thoáng và đẹp, lý tưởng để “ngắm trăng”.
Lê Nho Việt
Trung thu…thời “ tự chế ”
Hà Nội những ngày cận rằm tháng tám đâu đâu cũng thấy rực rỡ hình ảnh những chiếc đèn lồng, bánh trung thu... bắt mắt, nhưng để tìm được những chiếc đèn kéo quân, đèn ông sao từ các làng nghề truyền thống lại không dễ dàng. Điều này khiến không ít người nao lòng tiếc nuối
“Mỗi dịp Trung thu đến, quê tớ lại tổ chức cho bọn trẻ con rước đèn quanh làng rồi kéo ra cả đường cái lớn để long nhong cùng gió với trăng. Trong tiếng trống rộn ràng, đứa nào đứa nấy háo hức, vừa đi vừa hát vang: Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài, cán cao quá đầu...” - Thu, sinh viên trường Đại học Thương mại chia sẻ.
Bâng khuâng…trung thu xưa ( Ảnh Vietbao) |
Hay với Tuấn – sinh viên Đại học Kiến trúc bộc bạch: “Với mình, chiếc đèn trung thu đẹp nhất thời thơ ấu chính là chiếc đèn lồng bằng hộp xà phòng mà ngày xưa chính tay bố làm cho mình. Mình vẫn nhớ cảm giác hân hoan vui mừng khi xách "chiếc hộp phát sáng" đi chơi. Đêm trung thu, trẻ con thì tấp nập kéo nhau đi rước đèn, bắt đầu từ một nhóm nhỏ ở đầu làng, rồi kéo đi dọc khắp làng, đến cửa nhà ai thì trẻ con nhà đó ra nhập hội luôn”.
"Ngày xưa, trước Tết trung thu cả tháng là bọn trẻ chúng mình đã háo hức lắm rồi. Nào là nhặt hạt bưởi về phơi khô, xâu thành chuỗi để dành đốt, nào là rủ nhau tập văn nghệ, có đứa còn kỳ cạch làm đèn ông sao, đèn kéo quân, đứa không làm được thì gắn nến vào đế chai vỡ làm đèn, thả nến vào hộp xà phòng...", Tùng, sinh viên năm cuối trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội phấn chấn khi kể lại kỷ niệm tuổi thơ trung thu của mình.
Chiếc đèn ông sao méo làm từ củi tre, hay đơn giản là ngọn nến gắn trong cái chai vỡ, chùm hạt bưởi phơi khô đốt sáng, màn múa hát cây nhà lá vườn đón trăng... là những ký ức trung thu mà nhiều bạn trẻ còn nhớ mãi.
Nỗi niềm trung thu nay
Khắp phố phường Hà Nội đã rực lên những sắc màu trung thu: đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, các loại bánh nướng, bánh dẻo. Ngày nay, cuộc sống hiện đại và đầy đủ nên cái tết rằm tháng tám cũng có phần khác trước.
Bạn Thảo – sinh viên Đại học Hà Nội tâm sự: “Trung thu xưa trẻ con háo hức, hồ hởi vui mừng để đón ngày tết. Giờ thì thấy cũng bình bình, không háo hức như xưa. Ngày đó, mà được cái đầu sư tử bé bé hoặc chiếc đèn ông sao là các em rất thích”.
Đồ chơi bán sẵn khắp nơi khiến giới trẻ ngày nay mất đi cảm giác hứng thú được tự tay chuẩn bị cho Tết Trung thu ( Ảnh: LNV) |
Các đồ chơi dành cho trẻ cũng hiện đại hơn có khi không phải là đèn ông sao làm bằng tre giản dị mà là những chiếc súng phun nước, những cây đèn sáng bằng pin nhân tạo, các đồ chơi siêu nhân, ô tô, máy bay … Nhận được bất kì đồ chơi nào trẻ cũng đều rất thích thú, chỉ có điều đôi khi người lớn vô tình đã khiến cho trẻ quên mất những nét đẹp đón Tết Trung thu cổ truyền.
“Trung thu nay đã khác xưa rất nhiều. Khác từ chiếc bánh nướng bánh dẻo đến không khí đêm hội. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo nhân đậu xanh, hạt sen khi xưa đã được thay thế bằng những loại bánh cao cấp với đủ mẫu mã và mùi vị. Những trò chơi dân gian trong đêm rước đèn như rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê đã trở nên lỗi thời, thay vào đó là những trò chơi hiện đại...Thậm chí đèn lồng giấy cũng được thay bằng nhựa và thắp đèn pin”. Hải, sinh viên một trường cao đẳng chia sẻ.
Trung thu nay, vẫn là vầng trăng tròn vành vạnh của đêm rằm tháng 8, vẫn là đèn ông sao, bánh trung thu, không thiếu một sản vật gì. Nhưng tâm lý của mỗi người lại không háo hức như xưa. Bởi cuộc sống hiện đại, khi con người bị cuốn vào vòng quay của đồng tiền, bộn bề lo toan với công việc thì trung thu nhiều khi chỉ là trách nhiệm đối với con trẻ. Và có lẽ không chỉ với nhiều thế hệ đã qua, mà với rất nhiều người trẻ vẫn “thèm” lắm được hưởng không khí của trung thu xưa một lần.
Và những ý tưởng đón trung thu…của giới trẻ
Những ý tưởng vui trung thu rộn ràng của những bạn trẻ sôi nổi tình yêu, nhiệt huyết với cuộc đời đang góp phần làm cho bữa tiệc phá cỗ đêm rằm của giới trẻ thêm hấp dẫn.
“Năm nào nhóm bạn thân bốn đứa mình cũng vui trung thu cùng nhau. Đi chơi vào ngày này là “xôm tụ” nhất. Đứa nào cũng vui vẻ, hí hửng, dù bận mấy cũng cố gắng dành vài tiếng đi “lượn lờ” cùng đội” . Hà - sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay. Kế hoạch của nhóm Hà là cùng nhau lê la vỉa hè, cùng nhau ra Hồ Tây ngắm trăng rồi đi phá cỗ.
Còn Hương và Thảo – sinh viên năm hai Học viện Báo chí và Tuyên Truyền lại có cách đón trung thu của riêng mình. Đó là cùng nhau nấu ăn, vào Bảo tàng dân tộc học chơi trung thu rồi đi xe đạp vòng vèo phố cổ, ngắm phố phường Hà Nội.
Vẫn biết có vô số hoạt động thú vị, ý nghĩa mời gọi người trẻ tham gia, nhưng không ít bạn vẫn trung thành với “kế hoạch trái tim”: Hướng về gia đình trong dịp tết trung thu.
Hằng- sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội chân thành chia sẻ: “Bận đến mấy thì trung thu mình vẫn nhất định mình phải về quê, đã thành “lệ” rồi. Về quê để đón rằm cùng bố mẹ, ông bà. Về quê mới sống lại hết niềm vui trung thu thời thơ ấu".
Nhiều bạn trẻ đã và đang háo hức những kế hoạch vui trung thu hết mình. Hồ Tây, công viên Bách Thảo, SVĐ Mỹ Đình… là những địa chỉ vàng của các bạn trẻ trong kế hoạch vi vu đêm rằm. Đơn giản là bởi đó là những nơi có không gian rộng, thoáng và đẹp, lý tưởng để “ngắm trăng”.
Lê Nho Việt