Bà nội tôi cũng bỏ tiền ra xây nhà thờ, nói sau này sẽ giao cho tôi thờ cúng bà vì tôi là con của con trai út của bà. Tuy nhiên, sau khi bà mất, người chị thứ hai của cha tôi, tức bác tôi lại dọn vào nhà thờ mới xây với lý do con trai của bác có giấy ủy quyền từ bà nội. Mà theo tôi được biết, trước đây bà chỉ cho anh ấy làm giấy ủy quyền nhận tiền đất trong lúc bà nằm viện. Xin hỏi luật sư điều kiện gì để giấy ủy quyền đó là hợp pháp?

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 điều 8 của Bộ luật dân sự 2015

“Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

2. Hành vi pháp lý đơn phương.”

{keywords}
Ảnh minh họa

Giấy uỷ quyền  thì chỉ cần bên uỷ quyền xác nhận để xác lập quyền của bên nhận uỷ quyền. Do vậy về viêc lập giấy ủy quyền chỉ cần bên ủy quyền là bà của bạn ký, còn lại bên được ủy quyền và các con của bà không cần thiết phải ký vào giấy ủy quyền đó.

Thứ hai về nghĩa vụ của bên được ủy quyền được quy định tại Điều 565 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền hay giấy ủy quyền là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện. Người được ủy quyền thực hiện công việc trong phạm vi, nội dung được ủy quyền. Trường hợp người được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá nội dung được ủy quyền sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra.

Do đó, bà của bạn thời gian trước có làm giấy ủy quyền cho một người cháu khác để nhận tiền đất do sức khỏe bà không tốt phải nằm viện thì người cháu đó chỉ thực hiện công việc nhận tiền đất theo nội dung của giấy ủy quyền, không được thực hiện các công việc khác mà người ủy quyền không ủy quyền. Hơn nữa về hiệu lực của giấy ủy quyền chỉ xác định trong thời hạn 1 năm nếu trong văn bản ủy quyền chưa nêu thời hạn ủy quyền (Điều 563 BLDS 2015). 

Việc về sống tại nhà thờ và quản lý việc thờ cúng sẽ được thực hiện theo nội dung của di chúc bà để lại, nếu không có di chúc thì tài sản của bà sẽ được chia theo quy định của pháp luật. 

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Hiệu lực của giấy ủy quyền trong khiếu nại hành chính?

Hiệu lực của giấy ủy quyền trong khiếu nại hành chính?

- Trong giấy ủy quyền khiếu nại không ghi thời hạn, nhưng trong thực tế vụ việc khiếu nại kéo dài, mặt khác theo quy định của Luật khiếu nại thì người khiếu nại được khiếu tiếp. trường hợp này thì giấy ủy quyền có còn hiệu lực không?