Lẽ tất nhiên với sự xuất hiện của nhiều loại vải vóc, không phải người dùng nào cũng đủ khả năng nhận biết từng loại. Do vậy các nhà sản xuất đã thống nhất ra các quy tắc ký hiệu nhằm giúp chúng ta biết nên áp dụng kiểu làm sạch nào phù hợp cho từng sản phẩm. Sau đây là các bước tiến hành.
Bước 1: Nhận diện ký hiệu
Hầu hết các bộ quần áo được may đúng cách đều sẽ kèm theo ký hiệu hoặc chỉ dẫn cho biết phương pháp giặt phù hợp với chúng. Trong trường hợp nếu bộ đồ bạn chuẩn bị giặt không có các thông tin trên, có thể đối chiếu qua những bộ khác có cùng chất liệu nhưng được nhà sản xuất dán nhãn đầy đủ.
- Ký hiệu Machine Wash cho biết nhiệt độ nước nên dùng để giặt loại vải đó. Nếu bên trong ký hiệu có 1 chấm tròn (.), bạn giặt với nước lạnh. Nếu 2 chấm (..), bạn giặt với nước ấm. Và 3 chấm (...) là nước nóng. Nếu có dấu X che hết toàn bộ ký hiệu, hãy tìm đến cửa hàng giặt khô gần nhất.
- Ký hiệu Dry Clean cho biết bạn có nên giặt khô sản phẩm hay không. Nếu có dấu X che hết toàn bộ, hiển nhiên bạn nên giặt ướt.
- Ký hiệu Bleach cho biết bạn có nên dùng chất tẩy trắng chứa chlorine (clo) hay không. Nếu chỉ là hình tam giác, hãy dùng thuốc tẩy cẩn thận. Nếu có dấu X che hết toàn bộ, chắc chắn không được dùng.
- Ký hiệu Tumble Dry nói về cách phơi khô. Nếu chỉ có một vòng tròn duy nhất, bạn có thể phơi khô ở mọi nhiệt độ. Nếu có 1 chấm tròn (.), hãy phơi lúc trời mát. Nếu có 2 chấm (..), phơi ở nhiệt độ bình thường. Và 3 chấm (...) tức là nhiệt độ cao.
Bước 2: Phân loại quần áo
Hãy chia quần áo ra làm 4 chồng khác nhau - trắng (white), sáng (light), tối (dark) và dễ rách (delicate). Nhưng nếu bạn không muốn chia quá nhiều thì có thể gom đồ trắng và sáng làm một.
Bước 3: Kiểm tra lần cuối
Rất nhiều người bỏ quên đồ dùng, chìa khoá, tiền bạc trong túi áo, quần, hãy lấy ra hết. Kéo khoá để tránh gây rách. Lộn mặt trong của đồ denim (một kiểu jean mỏng) và các túi ra ngoài. Xử lý trước các vết dơ nếu cần. Bỏ các đồ dễ rách (đồ lót, đồ có dây...) vào túi mắt cáo.
Bước 4: Chuẩn bị nước
Nước lạnh thích hợp với đồ tối, các loại vải dày, găng tay, vớ, denim, đồ dễ rách cũng như quần áo nặng. Nó cũng giúp giữ cho màu của những bộ đồ mới ít bị phai hơn.
Nước ấm dùng tốt nhất cho đồ trắng và sáng. Kết hợp với bột giặt, nhiệt độ nước sẽ giúp làm tan bụi bám dính cũng như loại bỏ vi khuẩn.
Nước nóng là lựa chọn tốt nhất cho những món đồ bị vấy bẩn nặng cũng như dính nhiều vi khuẩn như khăn lau, khăn tắm.
Bước 5: Bột giặt, chất làm sạch
Những bột giặt không làm phai màu có thể dùng với mọi quần áo và loại bỏ vết bẩn. Song chúng không diệt khuẩn như chất tẩy có chlorine.
Thuốc tẩy chlorine có thể giúp làm trắng hơn những bộ đồ trắng và sáng. Nhưng bạn không nên dùng nó với vải có màu! Trong trường hợp máy giặt của bạn không có ngăn pha thuốc tẩy, hãy làm loãng thuốc tẩy bằng nước trước khi đổ nó lên quần áo.
Chất làm mềm vải là một thứ bổ sung thêm, sẽ giữ cho khăn tắm hoặc đồ có lông của bạn mềm và mượt cũng như ngăn ngừa sự kết sợi bằng tĩnh điện.
Bước 6: Giặt máy
Đầu tiên mở nước cho vào máy giặt. Khi nước được 1/3 thùng giặt, hãy cho bột giặt hoặc chất tẩy vào.
Khi bột giặt hoặc chất tẩy hoà tan hoàn toàn với nước, hãy cho quần áo. Mức tải tối đa là đầy 3/4 thùng.
Có 3 kiểu giặt chính:
- Giặt thông thường kết hợp sự rung lắc mạnh và tốc độ thùng quay cao, phù hợp cho đồ bị bẩn nặng, vải cotton, linen, denim, khăn tắm, khăn trải giường
- Giặt lâu kết hợp sự rung lắc mạnh và tốc độ thùng quay chậm, phù hợp với vải tổng hợp (sợi đan hoặc polyester), hạn chế sự nhăn nhúm
- Giặt cẩn thận kết hợp sự rung lắc yếu và tốc độ thùng quay chậm, phù hợp cho vải lụa, len, quần áo có nhiều hoạ tiết, đồ lót hoặc vớ tay chân
Bước 7: Giặt tay
Áp dụng cho những đồ không hợp với giặt máy. Đổ nước cùng bột giặt vào chậu giặt tay và ngâm đồ cần giặt trong 15 - 20 phút. Sau đó giũ bằng nước sạch 2 - 3 lần. Đem phơi khô.
Bước 8: Làm khô bằng máy
Có 3 kiểu làm khô chính:
- Khô ở nhiệt độ cao phù hợp với đồ trắng, jean, linen, khăn tắm, khăn trải giường hoặc đồ nặng dễ chìm. Không dùng chế độ với những quần áo giặt bằng nước nóng
- Khô ở nhiệt độ thường ngăn cản sự phai màu của quần áo cũng như giúp chúng bớt bị nhàu. Không dùng chế độ này cho đồ dễ rách
- Khô ở nhiệt độ thấp có tốc độ chậm hơn, phù hợp với đồ dễ rách hoặc vải mỏng
Bước 9 - Phơi khô kiểu thông thường
Phơi trên sào tốt nhất cho những loại vải dày bền như cotton, polyester, lụa hoặc những thứ không bị giãn ra vì trọng lượng. Những loại vớ hoặc len nên để phơi khô trên nền gạch phẳng.