Đáp án tham khảo môn Toán thi lớp 10 Hà Nội năm 2024
Những chia sẻ của các thầy cô giáo có kinh nghiệm luyện thi tại trường THCS Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) sẽ giúp các sĩ tử “bền tâm, vững trí” trong cuộc vượt vũ môn quan trọng này.
Chiến thuật 1: Nắm vững kiến thức nền tảng
Theo các thầy cô tại trường THCS Mai Động, tối thiểu học sinh phải bám sát kiến thức trong chương trình học lớp 9 và cấu trúc đề minh họa của sở GD-ĐT đã công bố mới có thể đạt điểm cao. Với môn Toán, kiến thức trọng tâm sẽ là phần biến đổi biểu thức, giải bài toán phương trình, hệ thức Vi-et, các bài Toán thực tế và hình học…
Với môn Ngữ văn, các em có thể áp dụng các phương pháp: Lập bảng biểu, vẽ sơ đồ tư duy, vấn đáp, kiểm tra theo tổ nhóm... để ghi nhớ kiến thức về văn bản, tiếng Việt, kỹ năng làm bài. Với môn tiếng Anh, ngữ pháp và từ vựng liên quan đến các chủ đề trong SGK 9 là điều học sinh cần phải ghi nhớ để có thể đạt được điểm cao.
Chiến thuật 2: Kỹ năng làm bài là “chìa khóa" thành công
Mỗi môn học có đặc thù riêng, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng ôn tập cụ thể. Môn Toán, các em hãy ôn tập theo dạng bài, mỗi dạng cố gắng bao quát hết các câu hỏi liên quan, khai thác bài Toán theo nhiều cách hỏi khác nhau.
Thí sinh cần rèn kỹ năng trình bày, bấm máy tính chính xác… để không mất điểm “oan”. Cô giáo Nguyễn Thanh Vân - giáo viên môn Toán tại trường THCS Mai Động, chia sẻ: “Trong quá trình làm bài, nhiều học sinh thường mắc các lỗi cơ bản như: Hiểu sai đề, vẽ hình sai, thiếu điều kiện, không đối chiếu - kết hợp điều kiện. Vì vậy, các em cần khắc phục bằng cách rèn kỹ năng đọc và phân tích đề cẩn thận, cần kiểm tra lại dấu khi biến đổi biểu thức, thử lại kết quả sau khi làm xong bài…”.
Với môn Ngữ văn, các em cần nắm chắc kỹ năng làm bài đọc- hiểu, tạo lập văn bản. Với dạng câu hỏi đọc - hiểu, các em cần trả lời trực tiếp, đúng, trúng yêu cầu, ngắn gọn. Với dạng tạo lập văn bản, dù là nghị luận văn học hay nghị luận xã hội, học sinh cần xác định đúng vấn đề nghị luận, triển khai có mạch ý rõ ràng, tuyệt đối không để mất điểm đáng tiếc ở những yêu cầu về kiểu đoạn, dung lượng, tiếng Việt…
Chiến thuật 3: Về đích bằng luyện đề và chấm, chữa
Học sinh cũng cần luyện đề tổng hợp bám sát cấu trúc chung để làm quen và cân đối thời gian để làm bài thi thực tế. Khi làm đề, thí sinh hãy bình tĩnh xử lí, chia thời gian làm từng phần cụ thể, không nên quá sa đà vào bài khó, cần làm chắc các bài cơ bản để “ăn” điểm.
Về kinh nghiệm ôn tập giai đoạn “nước rút” cho học sinh, cô giáo Phạm Thị Nhung - giáo viên Ngữ văn, chia sẻ, ngoài việc chuẩn bị cho thí sinh kiến thức, kĩ năng cũng không quên động viên, lắng nghe tâm tư nguyện vọng để tháo gỡ vướng mắc, băn khoăn của các em. Bên cạnh đó, cô cũng dành thời gian quan tâm chuẩn bị cho học sinh tâm lí vào phòng thi để các em bình tĩnh, tự tin và làm bài tốt.
Thời gian không còn nhiều nhưng đủ để các em có thể chạy "nước rút", vượt vũ môn thành công nếu có một chiến thuật ôn thi thông minh, khoa học.
Cô Ngô Thị Thanh Trà - giáo viên môn Tiếng Anh, cho biết, giai đoạn "nước rút" là giai đoạn thí sinh ôn tập để "ngấm" kiến thức và từ đó vận dụng vào làm đề luyện thi. "Trong quá trình luyện đề, thí sinh lưu ý không nên luyện theo kiểu số lượng, tức là làm tràn lan và sau mỗi đề chỉ đối chiếu kết quả xem mình được mấy điểm nhưng lại không chú ý tới việc sai ở đâu, vì sao sai, ôn lại lỗ hổng kiến thức bị sai đó. Lần sau, nếu có gặp, các em sẽ làm đúng.
Chính vì thế mới có hiện tượng, khi bắt gặp một câu hỏi, thí sinh cảm thấy "quen quen" nhưng vẫn không chọn được đáp án đúng. Đó là điều đáng tiếc. Ngoài ra, khi vào phòng thi, tôi lưu ý các em cần đọc kỹ đề, gạch chân những từ khóa quan trọng đề bài hỏi để không bị đề "lừa" ở những câu đơn giản", cô Trà cho hay.
>>>Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2024 chi tiết<<<