{keywords}
Cô Nguyễn Trần Thùy Trang và học sinh trong một lớp học.

“Giáo viên, hay giáo viên chủ nhiệm, đơn giản là một nghề bình thường trong xã hội như bao nghề bình thường khác. Nhưng đôi khi, giáo viên chủ nhiệm lại kiêm thêm đủ mọi nghề.

Hẳn là thế rồi.

Nếu làm chủ nhiệm một lớp khoảng mấy mươi học trò, giáo viên sẽ phải cố gắng trở thành nhà quản lý giỏi, nhanh nhạy. Lúc nào cũng ở trong tư thế ứng phó với mọi tình huống xảy ra, và giải quyết với một trái tim ấm, cùng một cái đầu lạnh.

Nếu học trò có biểu hiện chưa phù hợp trong lời ăn tiếng nói, cách cư xử với bạn bè đồng trang lứa, giáo viên sẽ là thám tử. Quan sát, tìm hiểu tình hình, rồi sau đó có thể đóng vai một người mẹ, tỉ tê nhỏ to, bảo ban tâm sự, mang lại niềm tin cho học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời, hợp lý.

Nếu học trò gặp khúc mắc, rối rắm tơ lòng, mà dám đem thổ lộ cùng giáo viên, lúc ấy giáo viên sẽ cố gắng vào vai nhà tâm lý học, để lắng nghe và chia sẻ cùng các em. Đôi khi chỉ vì chút rung động đầu đời, nhưng chưa được chỉ dẫn đúng hướng, một vài học trò đã hành động, suy nghĩ sai lầm làm cha mẹ buồn lo. Lúc ấy, người thầy, người cô lại cần mở rộng vòng tay bao bọc, lắng nghe.

Nếu có xung đột từ phía học trò với nhau, giáo viên trở thành ban hòa giải. Sẽ là những lời khuyên nhẹ nhàng thôi. Các học trò sao lại ngớ ngẩn, đánh đổi cả một khoảng trời tuổi hoa thật đẹp cho vài dòng chữ nhận xét về hạnh kiểm, chẳng đặng đừng!

Nếu xung đột lớn hơn là đánh nhau, chửi nhau không thương tiếc, giáo viên sẽ thành thẩm phán, xử lý nghiêm khắc theo đúng nội quy nhà trường.

Nếu học trò bị ba mẹ quên không đón, giáo viên sẽ làm bảo mẫu, đợi phụ huynh cùng học trò. Hoặc nếu có thể thì làm xe ôm miễn phí, đưa học trò về tận nhà. Trên đường chở học trò về, với vai trò là giáo viên, đó sẽ có cơ hội hiểu thêm về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của học trò, biết đâu chừng... lại hay!

Nếu đã đến giờ vào lớp, học sinh chưa hoàn thành vệ sinh phòng học, giáo viên sẽ thành cô lao công, xách chổi quét rác, để lớp không bị trừ thi đua. Cũng nhẹ nhàng thôi, thấy cô quét, không lẽ học trò làm ngơ? Vậy là lại có cơ hội cô trò cùng “lao động là vinh quang”.

Giáo viên chủ nhiệm hẳn sẽ còn kiêm thêm nhiều nghề nữa, vì tình yêu thương học trò chẳng nề hà, tính toán. Chỉ mong học trò có một chút kỹ năng sống, đoàn kết một chút , ăn nói dễ nghe một chút, chăm học một chút, tuân thủ nội quy một chút... Mỗi “một chút” đó cộng lại, học trò sẽ tốt dần lên, và giáo viên chủ nhiệm sẽ nhẹ lòng lắm thay!”.

Cô giáo Nguyễn Trần Thùy Trang hiện đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 7, Trường THCS Đoàn Thị Điểm, TP.Cần Thơ. 

{keywords}
Tản mạn tâm sự của cô Thùy Trang về vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

 

Khánh Hòa

Tang lễ lúc nửa đêm tiễn bé 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón

Tang lễ lúc nửa đêm tiễn bé 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón

Hơn 4h sáng, gia đình đã đưa bé về Thanh Hoá an táng. Chủ tịch Hà Nội nói hôm nay phải làm rõ trách nhiệm các bên, đồng thời chỉ đạo kiểm tra hoạt động đưa đón học sinh toàn thành phố.