Theo đó, khái niệm đại dịch có nghĩa là dịch bệnh lây lan liên tục và đồng thời ở nhiều hơn 3 khu vực địa lý khác nhau. Đại dịch không hàm ý về mức độ gây tử vong của virus, mà liên quan đến khả năng truyền bệnh và sự lây lan của nó.Cho dù chúng ta có coi Covid-19 là một đại dịch hay không thì nó cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Trong vòng chưa đầy 2 tháng, dịch bệnh này đã lan ra khắp các châu lục.
Nhưng có một điều chắc chắn tồn tại, đó là đại dịch của sự sợ hãi. Truyền thông trên toàn thế giới đang ‘dậy sóng’ bởi Covid-19. Việc đề phòng và lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất là điều nên làm. Và tất nhiên, hậu quả của nó đang không chỉ ảnh hưởng tới ngành y tế toàn cầu, mà còn tác động sâu rộng tới cả kinh doanh và chính trị.
Nhưng chúng ta cũng nên làm một việc khác, đó là không cần phải hoảng sợ. Những nguyên nhân dưới đây sẽ cho thấy chúng ta có thể lạc quan trong việc ngăn chặn và đánh bại Covid-19.
1. Chúng ta đã tìm ra nguyên nhân
Những bệnh nhân mắc bệnh AIDS đầu tiên được phát hiện vào tháng 6/1981. Chúng ta mất hơn 2 năm để xác định được virus gây ra căn bệnh này. Với Covid-19, những ca viêm phổi nặng đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào ngày 31/12/2019 và đến ngày 7/1, loại virus gây bệnh đã được xác định. Bộ gen cũng được phân tích vào ngày 10/3.
2. Chúng ta biết cách phát hiện virus
Kể từ ngày 13/1, bộ xét nghiệm virus đã được đưa vào sử dụng. Điều này đóng vai trò lớn trong việc ngăn ngừa sự lây lan của virus.
3. Tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc được cải thiện
Các biện pháp kiểm soát và cách ly chặt chẽ của Trung Quốc đã có hiệu quả. Vài tuần gần đây, số ca nhiễm bệnh hằng ngày đang giảm xuống.
Ở các quốc gia khác, hệ thống theo dõi dịch tễ học cũng đang được thực hiện.
4. 80% trường hợp nhiễm bệnh ở tình trạng nhẹ
81% người nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì. 14% có thể gây ra viêm phổi nặng, 5% trở nên nguy kịch, thậm chí gây tử vong. Hiện vẫn chưa rõ tỷ lệ tử vong chính xác là bao nhiêu nhưng con số thực có thể thấp hơn một số ước tính.
5. Số ca hồi phục
Có nhiều dữ liệu cho thấy số ca nhiễm bệnh và số người chết tăng lên, nhưng hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều được chữa khỏi. Số ca chữa khỏi lớn gấp 13 lần số ca tử vong, và tỷ lệ này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Chỉ có 3% số ca nhiễm là người dưới 20 tuổi và tỷ lệ tử vong ở người nhiễm dưới 40 tuổi chỉ là 0,2%. Các triệu chứng ở trẻ em nhiễm bệnh rất nhẹ, thậm chí là không có triệu chứng gì.6. Triệu chứng nhẹ ở trẻ em
7. Virus có thể được loại bỏ
Virus này có thể bị vô hiệu hoá một cách hiệu quả trên các bề mặt bằng dung dịch cồn ethanol (62-71%), hydro peroxide (0,5%) hoặc natri hypochlorite (0,1%) chỉ trong vòng 1 phút. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là cách hiệu quả nhất để tránh lây nhiễm.
8. Giới khoa học vào cuộc
Chỉ sau hơn 1 tháng, đã có 164 bài báo trên hệ thống cơ sở dữ liệu PubMed bàn về Covid-19. Chúng là những công trình nghiên cứu sơ bộ về vắc-xin, phương pháp điều trị, dịch tễ học, di truyền, chẩn đoán, khía cạnh lâm sàng…
Những bài viết này được thực hiện bởi khoảng 700 tác giả trên khắp thế giới. Chính lúc này, sự chia sẻ, hợp tác và cởi mở của giới khoa học trên thế giới hiện rõ hơn bao giờ hết.
Năm 2003, với dịch SARS, phải hơn 1 năm sau mới có được chưa đến một nửa số bài báo so với Covid-19. Ngoài ra, hầu hết các tạp chí khoa học đã cho phép truy cập không giới hạn vào các bài viết về chủ đề này.
9. Đã có mẫu vắc-xin
Khả năng sản xuất được vắc-xin là rất cao. Hiện tại đã có hơn 8 dự án đang được tiến hành để tìm kiếm loại vắc-xin chống lại virus corona.
Nhóm vắc-xin của ĐH Queensland (Úc) tuyên bố rằng họ đang nghiên cứu một nguyên mẫu bằng cách sử dụng kỹ thuật có tên là ‘kẹp phân tử’ – một công nghệ mới sẽ sớm được thử nghiệm trên người trong thời gian kỷ lục.
10. Đang thử nghiệm kháng virus
Hiện tại, đã có hơn 80 thử nghiệm lâm sàng phân tích các phương pháp điều trị virus corona. Đây là những loại thuốc chống siêu vi đã được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng khác, đã được phê duyệt và chứng minh an toàn.
Một trong những loại đã được thử nghiệm trên người là Remdesivir – loại thuốc chống virus phổ rộng vẫn đang được nghiên cứu, từng được thử nghiệm chống lại bệnh Ebola và SARS/MERS.
Một loại khác là Chloroquine – loại thuốc chống sốt rét từng cho thấy có hoạt tính kháng virus mạnh.
Đại dịch cúm vào năm 1918 đã khiến hơn 25 triệu người tử vong trong vòng chưa đầy 25 tuần. Liệu thảm kịch tương tự có xảy ra với chúng ta không? Có lẽ là không, bởi vì chưa bao giờ chúng ta có sự chuẩn bị kỹ càng hơn bây giờ để chống lại một đại dịch.
Đỗ Thị Thúy Nga
Ảnh: Phạm Hữu Hải