Các phụ huynh châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường đặt nặng quan điểm con cái phải phát triển trí não, rèn luyện khả năng tư duy, đạt thành tích cao trong học tập, và nghiễm nhiên coi đó là chuẩn mực của sự thông minh. Tuy nhiên, theo học thuyết Armstrong, trẻ phát triển theo chiều hướng đó chỉ là thông minh ở khía cạnh trí não. Sai lầm phổ biến này khiến cha mẹ không thể nhận biết hết điểm mạnh của con và bỏ lỡ mất “giai đoạn vàng” để thúc đẩy con phát triển tối toàn diện năng lực.
Giờ đây, người ta không còn chỉ dựa trên một vài khía cạnh như: tư duy toán học, khả năng ngôn ngữ, vận động... để đánh giá một đứa trẻ là thông minh, giỏi giang nữa, bởi lẽ mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng phát triển một hay nhiều loại hình thông minh khác nhau. Cũng với quan điểm đó, Tiến sĩ Howard Gardner – một nhà tâm lý học kiêm giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Harvard, đã nghiên cứu và đưa ra một lý thuyết về "Đa trí tuệ" (Multiple Intelligences – MI), hay còn gọi là Thuyết "Đa trí thông minh".
Học thuyết này cho rằng có 8 loại hình thông minh (8 cách để trở nên tài giỏi) gồm: Thông minh Ngôn ngữ, thông minh âm nhạc, thông minh tương tác, thông minh logic/toán học, thông minh không gian, thông minh vận động cơ thể, thông minh nội tâm/nhận thức và thông minh tự nhiên.
Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy 400 công ty tuyển dụng hàng đầu tìm kiếm các ứng viên có kỹ năng giao tiếp đọc và viết; tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp; thái độ hợp tác; khả năng làm việc nhóm; thành thạo công nghệ thông tin và kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án. Cũng theo Bộ Lao động Hoa Kỳ thì 65% học sinh tại các trường học sau khi tốt nghiệp sẽ có thể làm các công việc mà thời điểm hiện tại chưa hình thành.
Bởi vậy, ngoài kiến thức nền tảng chúng ta cần trang bị cho trẻ những kỹ năng để hoàn thiện bộ năng lực thế kỷ 21 đáp ứng với sự thay đổi trong tương lai để đi tới thành công.
Như vậy, việc thông minh ở khía cạnh trí não thôi không đủ đáp ứng yêu cầu năng lực thế kỷ 21. Đó là lí do mà trẻ cần phải được phát triển đa trí thông minh ngay từ giai đoạn vàng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland (Australia) thì chỉ 40% trí thông minh của trẻ là do di truyền, còn lại là từ sự tác động của rất nhiều yếu tố như môi trường, dinh dưỡng, sức khỏe, cách nuôi dạy, tâm lý, …. Tố chất của mỗi đứa trẻ được bộc lộ hay bị lãng quên phụ thuộc vào việc bố mẹ có biết cách khai phá, chăm sóc, phát triển tối đa trí thông minh tiềm năng và có phương pháp giáo dục phù hợp hay không.
Vậy làm thế nào để bố mẹ giúp con khai phá và phát triển 8 miền trí thông minh này cho trẻ? Dưới đây là một số cách mà bố mẹ có thể dễ dàng thực hiện trong cuộc sống hằng ngày với trẻ.
Bên cạnh đó, các phương pháp giáo dục tiên tiến cùng các phương tiện công nghệ cũng được các chuyên gia khuyến khích phối kết hợp nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Chương trình học lập trình E-Robot Coding hiện là một trong những chương trình giáo dục bố mẹ nên tham khảo nhờ đáp ứng được nhu cầu phát triển đa trí thông minh và năng lực toàn diện thế kỷ 21 cho trẻ từ 3 – 12 tuổi tại Việt Nam.
Ứng dụng robot thông minh Albert - thành tựu công nghệ đạt nhiều giải thưởng quốc tế về công nghệ (BETT Awards, Reddot Award, Investor Awards) của SK Telecom kết hợp với các phương pháp giáo dục tiên tiến nhất hiện nay như: CLIL – Dạy học Dự án – Trải nghiệm – Tình huống, E-Robot Coding chú trọng khai phá 8 miền thông minh nhằm phát triển toàn diện năng lực thế kỷ 21 với các chủ đề: Kiến thức nền tảng: Tiếng Anh, STEM, Nghệ thuật; Năng lực cá nhân: Tư duy phản biện, Sáng tạo, Giải quyết vấn đề, Giao tiếp, Hợp tác; Kỹ năng về tính cách: Đam mê tìm tòi, Chủ động, Kiên trì, Khả năng thích ứng, Khả năng lãnh đạo, Kiểm soát áp lực, …