Trong hai giờ, PGS.TS.BS Vũ Văn Khiên (BV TƯ
Quân đội 108) đã giải đáp nhiều thắc mắc của bạn đọc liên quan Hội chứng Ruột
kích thích và Viêm đại tràng, đặc biệt là cách phân biệt 2 bệnh, khuyến cáo phát
hiện đúng, điều trị trúng, hiệu quả và tiết kiệm.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất
ở Việt Nam cũng như trên thế giới là Hội chứng ruột kích thích (còn gọi là Đại
tràng co thắt. Theo nhiều thống kê khác nhau, tỉ lệ mắc bệnh chiếm từ 10 đến 20%
dân số; trong đó nữ đông gấp đôi nam giới.
Hội chứng ruột kích thích phổ biến như vậy, nhưng người dân ít biết về bệnh
này, thậm chí có người chưa nghe tên bao giờ, từ đó dễ lầm tưởng thành bệnh Viêm
đại tràng. Lý do là hai bệnh có những triệu chứng ‘na ná’, như hay bị đầy hơi
chướng bụng, phân không bình thường, đau bụng đi ngoài ngay khi dùng thức ăn lạ,
đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, cảm giác đi chưa hết phân...
Những nhầm tưởng nói trên dẫn đến nguy cơ Hội chứng ruột kích thích đôi khi được
điều trị theo hướng chữa Viêm đại tràng. Một số người tự kê đơn, hoặc ra nhà
thuốc “đọc bệnh, kê đơn”, và loại thuốc thường trực trường hợp này là kháng
sinh.
Trong khi đó, ít người biết được là những người bị Hội chứng ruột kích thích
hoàn toàn không có tổn thương trong hệ tiêu hóa, nghĩa là việc dùng kháng sinh
là không cần thiết, thậm chí vô hình chung tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường
ruột, làm hệ tiêu hóa ngày càng suy yếu, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus.
Việc điều trị sai khiến Hội chứng ruột kích thích ngày càng nặng và kéo dài, tuy
không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng xấu tới chất lượng sống, khiến
người bệnh thường xuyên mất ngủ vì căng thẳng, trầm cảm, lo sợ có bệnh hiểm
nghèo trong ruột.
PGS.TS.BS Vũ Văn Khiên tại tòa soạn VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Trên thực tế, có người sau hơn 1 năm mắc Hội chứng ruột kích thích đã tưởng mình
mắc ung thư, do sụt 10kg và thường xuyên sờ thấy những cục cứng khi ruột co
thắt. Trong khi bà có thể khỏi nếu biết điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời khi
co thắt mới ở mức độ nhẹ, và được bác sĩ kê toa một số loại thuốc giảm co thắt
ruột và kháng trầm cảm liều thấp (khi hội chứng này đã nặng).
Để giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về Hội chứng ruột kích thích và Viêm đại
tràng, cung cấp những thông tin cụ thể để từ đó, bạn đọc phân biệt rõ 2 bệnh, có
giải pháp đúng cho tình trạng sức khỏe của mình. Báo VietNamNet tổ chức Giao lưu
trực tuyến: Hiểu đúng về Bệnh viêm đại tràng và Hội chứng ruột kích thích.
Khách mời: PGS.TS.BS Vũ Văn Khiên - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108
NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU
DỄ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Lê Hưng , Nam - 35 Tuổi
Tôi đi ngoài đều đặn buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên, thường phân nát
không thành khuôn, có khi có cảm giác đi không hết. Sau khi ăn sáng, đặc
biệt là các thức ăn nóng, cay, dầu mỡ như phở, mì ăn liền thì ngay lập tức
bị đau bụng dữ dội, lại đi ngoài lần nữa, thường đi lỏng hoặc có khi nhầy
như mũi, sau đó thì thấy dễ chịu. Các bữa ăn sau thì có thể ăn thoải mái các
loại thức ăn mà không có hiện tượng này. Nếu không ăn sáng thì sau khi ăn
trưa cũng có khi xảy ra hiện tượng như thế. Tôi bị như thế đã khoảng mười
mấy năm, nhưng tùy theo đợt triệu trứng nặng nhẹ khác nhau, ảnh hưởng không
nhỏ đến sinh hoạt bình thường, đặc biệt khi đi đâu xa thường không dám ăn
sáng. Xin hỏi bác sĩ như vậy có phải hội chứng ruột kích thích không? có thể
chữa dứt điểm được không? Cảm ơn bác sĩ
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Quá đúng, đây là hội chứng ruột kích thích điển hình vì đã bị bệnh trên 10 năm. Nhưng không lo lắng gì vì đây không phải ung thư. Tuy nhiên lại gây phiền toái nhiều khi đi công tác, tôi khuyên bạn nên có thuốc dự trữ sẵn trong người như Smecta, Debnate và có thể uống Tràng Phục Linh plus theo từng đợt. Nên luyện tập thể dục thể thao.
vũ Xuân Thái , Nữ - 45
Tuổi
Tôi bị triệu chứng: vào buổi sáng mặc dù đã đi đại tiện, nhưng khi ăn sáng
xong khoảng 30 phút lại đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Đi xong thì bình
thường. Xin hỏi, Tôi có bị hội chứng ruột kích thích không?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bạn đã có triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, muốn điều trị: phải điều chỉnh về chế độ ăn uống, luyện tập, ngủ nghỉ và dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích ví dụ nếu phân lỏng dùng Smecta và Tràng Phục Linh Plus.
Bùi Ngọc Toàn , Nam - 28
Tuổi
Cháu thường hay bị táo bón, cháu ăn đồ ngọt hoặc lạ thường hay bị đi ngoài
phân lỏng và gấp. Không biết đó là triệu chứng của bệnh gì thế bác? Cháu cảm
ơn bác!
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Qua câu hỏi này của cháu, đây là dấu hiệu của tiêu hóa đúng hơn, cụ thể rối loạn đại tiện phân: có thể đi phân táo hoặc phân lỏng, hoặc xen kẽ. Bạn cần phân biệt, đây không phải hội chứng ruột kích thích, hội chứng này có 3 tam chứng: rối loạn về đầy bụng, chướng bụng, đại tiện phân. Bạn cần đi khám để có hướng điều trị đúng.
Nguyễn Trọng Tú
, Nam - 40 Tuổi
Xin PGS.TS.BS Vũ Văn Khiên cho biết cách nhận biết và phân biệt bệnh Viêm
Đại Tràng và Hội chứng ruột kích thích. Cách và nơi chữa trị hiệu quả của
bệnh viêm Đại tràng và hội chứng ruột kích thích? Cám ơn nhiều!
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Để chẩn đoán giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích thông qua soi đại tràng. Nếu không có tổn thương sẽ là hội chứng ruột kích thích, sau khi có kết quả nội soi, bác sĩ sẽ có hướngđi ều trị bệnh phù hợp.
Huỳnh Thanh Tâm , Nam - 33
Tuổi
Thưa PGS.TS Khiên, khi có các triệu chứng giống như bệnh viêm đại tràng thì
cần làm những xét nghiệm, chuẩn đoán gì hay làm cách nào khác để biết được
có bị Bệnh viêm đại tràng và Hội chứng ruột kích thích. Cách điều trị như
thế nào? Xin cám ơn.
Toàn cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Lê Anh Dũng |
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Có hai chứng bệnh: ruột kích thích và viêm đại tràng, bạn phải phân biệt được. Viêm đại tràng có nhiều nguyên nhân: do amip, trực khuẩn, hay viêm đại tràng chảy máu. Hội chứng ruột kích thích có 3 triệu chứng: đau bụng, đầy bụng, rối loạn đại tiện phân. Muốn để chuẩn đoán phân biệt viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, chúng ta có biện pháp rất tốt là nội soi đại tràng bằng ống mềm và có thể xét nghiệm phân để giúp bạn chẩn đoán tốt. (nếu như không phát hiện các tổn thương mà vẫn có triệu chứng là bị hội chứng ruột kích thích).
Cách điều trị phụ thuộc khi có xác chẩn của bác sĩ với bạn.
ngô hoài phong , Nam
- 32 Tuổi
Tôi hay bị những triệu chứng như trên khi ăn các thức ăn như: ớt, tỏi, uống
nhiều rượu bia. tôi tự điều trị bằng cách ăn khoai lang, bí đỏ mà không cần
uống thuốc nhưng hay bị tái đi tái lại nhiều lần. Nay xin hỏi bác sỹ có cách
nào điều trị hết hẳn bệnh hay không? thuốc tây y để điều trị như thế nào?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Qua các triệu chứng bạn nói, tôi nghiêng nhiều bạn bị hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này phụ thuộc vào các yếu tố ăn uống như ớt, toit, uống rượu bia.... Tôi khuyên bạn nên bỏ các tác nhân này, sau đó nếu vãn còn triệu chứng có thể dùng thuốc để điều trị như smecta, ngoài ra bạn có thể dùng thêm 1 số thực phẩm chức năng tốt cho đại tràng như Tràng Phục Linh Plus.
Nguyen Thi Hop , Nữ
- 29 Tuổi
Tôi đi ngoài phân lỏng, mỗi ngày chỉ đi 1-2 lần. Triệu chứng này kéo dài
khiến tôi rất lo lắng vì thức ăn không hấp thụ được ở ruột. Xin hỏi BS như
vậy tôi có bị đại tràng không và nên dùng thuốc gì để điều trị.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Đúng ra mà nói bạn đã có dấu hiệu bệnh đại tràng, đi phân lỏng, ngày 2 lần, Tuy nhiên bạn chưa cung cấp thông tin đã đến bệnh viện chưa, tôi khuyên bạn phải đến bệnh viện soi đại tràng, có thể phải xét nghiệm phân tìm vi khuẩn gây bệnh, tìm nấm, ký sinh trùng,.. khi không có tổn thương ở đại tràng bạn có thể bị hội chứng ruột kích thích, sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.
Nguyễn Trường Nam , Nam -
34 Tuổi
Kính chào PGS.TS Vũ Văn Khiên, Bố em năm nay 66 tuổi, cách đây khoảng 3
tháng ông có bị đau bụng và đi bệnh viện Bạch Mai các bác sỹ chuẩn đoán bố
em bị polip trực tràng và đại tràng. Bố em đã cắt nội soi và uống thuốc theo
đơn của bác sỹ. Đến nay bố em không bị đau nữa, tuy nhiên ông ăn uống không
được tốt lắm (vì cứ ăn những thức ăn trái chất vào là bị đi ngoài). Em muốn
hỏi và nhờ bác sỹ tư vấn là như bố em thì theo thời gian, các polip có hình
thành lại không? Có phải kiểm tra khám lại định kỳ không? Chế độ sinh hoạt
hàng ngày có cần kiêng khem gì không? Nếu mỗi bữa bố em uống 1 chén rượu thì
có được không? Xin cảm ơn!
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Em đã hỏi rất nhiều vấn đề cho bố. Tôi xin trả lời từng phần như sau. Bố em đã cắt polip đại tràng rồi thì không lo lắng nữa, tuy nhiên vẫn có tỉ lệ hình thành polip ở những vị trí khác của đại tràng, do vậy cứ 3 năm 1 lần nên soi lại đại tràng 1 lần nhằm phát hiện sớm ung thư. Thuốc điều trị về đại tràng có thể dùng Tràng Phục Linh Plus rất tốt. Bố em không nên uống quá nhiều rượu quá cay, có chua nhưng có thể mỗi bữa uống 1 chén rượu vang nhỏ 30ml thì có thể giúp tiêu hóa tốt (Khuyến cáo của Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ).
Nguyễn Văn Long , Nam - 42
Tuổi
Tôi thường bị đau rát bên bụng sườn trái, uống lạnh hoặc ăn thức ăn lạ là bị
đau quặn bụng sau đó đi ngoài phân nhão, thời gian gần đây tôi hay bị mất
ngủ và lại bị di ngoài nhưng bị táo. Nhiều lúc cũng bị phân đen. Xin bác sĩ
cho biết về bệnh và phương pháp điều trị
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Ban phải biết phân đen là do nguyên nhân gì, cần theo dõi có phải xuất huyết tiêu hóa hay không. Những triệu chứng của bạn chúng tôi nghĩ tới nhiều về hội chứng ruột kích thích vì có rối loạn phân và có thể rối loạn thần kinh thực vật. thuốc điều trị bao gồm thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích và thuốc điều trị về mất ngủ (nên đi khám bác sĩ về thần kinh).
Khánh Hà , Nữ - 33 Tuổi
Cháu hay bị đau bụng tầm 4 giờ chiều trở ra, có khi bụng sôi, đi ngoài lúc
lỏng lúc không lỏng, cháu đi khám BS chẩn đoán hội chứng ruột kích thích,
cháu xin hỏi BS cháu phải uống thuốc gì cho khỏi hẳn
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bạn đã có dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, khi có dấu hiệu này nên dùng thuốc điều hòa như động ruột như Debnate hoặc Motilum M, có thể dùng Tràng Phục Linh Plus được - vừa là thuốc điều trị đại tràng, vừa là thực phẩm chức năng tốt cho cơ thể.
Đào Hùng , Nam - 59 Tuổi
Xin chào PGS, tôi bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa đã mấy năm rồi. hiện
tượng bệnh của tôi là hay đau bụng, ợ hơi, ăn vào thì đau (cả khi đói lẫn
khi no), ăn không tiêu, cũng hay sờ thấy các cục cứng ở bụng, thường xuyên
bị táo bón. Tôi đã đi khám ở nhiều bệnh viện khác nhau, được nội soi dạ dày
và đại tràng. Các bác sỹ kết luận tôi bị viêm đại tràng và dạ dày. tôi được
các bác sỹ cho nhiều loại thuốc khác nhau nhưng bệnh vẫn không giảm. Xin PGS
cho biết tôi bị viêm đại tràng hay la viêm ruột co thắt, hướng điều trị thế
nào? xin cảm ơn
PGS.TS Vũ Văn Khiên:
Bệnh của bạn hướng đến hội chứng ruột kích thích vì có đầy bụng, sôi
bụng, ợ hơi và phân táo. Điều chứng hội chứng này cần phải kiên trì từng
đợt kết hợp vận động thể dục thể thao, điều hòa chế độ ăn uống. Có thể
dùng Tràng Phục Linh Plus để tăng thêm sức khỏe.
Phạm Đức Quang , Nam - 52
Tuổi
Thưa Bác sỹ, Tôi bị sỏi niệu quản, năm 2012 mổ nội soi xong thì thấy bụng bị
sôi liên tục, khi sôi bụng hơi chạy xuống hậu môn và đi trung tiện. Hiện tại
tôi đi đại tiện bình thường không có dấu hiệu đau bụng, táo bón hay đi lỏng.
Việc sôi bụng và đi trung tiện nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống, nhiều lúc
quá bất tiện. Tôi đã đi khám BS nói là bị viêm đại tràng co thắt đã mua
thuốc theo đơn và mua các loại thuốc trị viêm đại tràng uống nhưng hầu như
không có tác dụng. Nhờ BS tư vấn giúp tôi cách điều trị dứt điểm bệnh này,
cụ thể là dùng thuốc gì, phác đồ điều trị ra sao? Xin trân trọng cảm ơn Bác
sỹ! Phạm Đức Quang
Bạn đọc đến tòa soạn VietNamNet để được PGS.TS Vũ Văn Khiên tư vấn trực tiếp. Ảnh: Lê Anh Dũng |
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Như vậy các triệu chứng sôi bụng và trung tiện nhiều là dấu hiệu rất khó chịu cho bác - dấu hiệu này thường gặp ở những người trên 50 tuổi - những triệu chứng này thường biểu hiện của hội chứng ruột kích thích do vậy cần điều trị phác đồ tổng hợp với các thuốc chống đầy bụng (có rất nhiều loại như Motilum M, Debnate), thuốc bảo vệ niêm mạc đại tràng như Smecta, có thể dùng thêm thuốc Tràng Phục Linh Plus, tôi khuyên bác nên soi đại tràng 1 lần để loại trừ các tổn thương thực thể.
Lê Sỹ Bách, Nam - 38 tuổi
Năm nay tôi 38 tuổi, tôi bị viêm đại tràng co thắt đã 4 năm nay, tôi cũng đã
chữa bằng cả thuốc Đông y và Tây y rất nhiều nhưng vẫn chưa thấy khỏi bệnh. Tôi
hay đi ngoài buổi sáng, phân lúc táo lúc lỏng, trong phân có nhiều chất nhầy
trong như nhầy mũi. Bụng lúc nào cũng căng tức rất khó chịu, nếu xì hơi được sẽ
dễ chịu hơn. Từ khi bị bệnh tôi rất mệt mỏi, không làm gì được. Nhiều khi thấy
hồi hộp trống ngực, khó thở, cảm giác tim đập nhanh. Mà tôi đi khám tim mạch thì
BS kêu không bị sao. Xin BS cho tôi biết cách chữa trị như thế nào? Tôi xin chân
thành cám ơn.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Các triệu chứng mà bạn cung cấp là các triệu chứng
của Hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng nổi bật của Hội chứng ruột kích
thích là: Đau bụng, rối loạn đại tiện và chướng bụng. Ngoài ra, còn có thể có
các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như: Hồi hộp, khó thở. Điều trị bệnh
không khó và căn cứ từng thể của bệnh. Nếu táo thì dùng thuốc chống táo
(Bisacodyl). Nếu phân lỏng dùng Smecta. Nên dùng thuốc điều hòa vận động ruột
như (Motilium, Debiriate)…
Nguyễn Thị Lan, Nữ - 67 tuổi
Tôi năm nay đã 67 tuổi, gần một năn nay, tôi thường bị đi đại tiện nhão
và thậm chí như đi chảy, đôi khi như bị táo bón kiết… ngày đi từ 1-2 lần, thậm
chí có hôm 3 lần nhưng không thấy đau bụng… Trước đây khi phải đi cầu, nếu có
việc cần làm gấp, tôi có thể nhịn lại mà không sao? Nay đã buồn đi thì không thể
nhịn được… Chính vì vây khi tôi đi đâu, tới chỗ không quen là rất bất
tiện…..Điểm đặc biệt của tôi đi cầu thường vào buổi sáng sớm… sau đó khi ăn sáng
xong đi tiếp một lần nữa, trong ngày không đi, bụng còn thường thường đầy hơi
chướng bụng. Vậy qua buổi tư vấn này này, tôi muốn được các BS tư vấn xem tôi bị
bệnh gì, phải khám bệnh tại đâu, chữa thuốc gì và bao lâu thì khỏi bệnh.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Để có câu trả lời chính xác bệnh, chúng tôi đề nghị
bác nên đi khám bệnh tổng thể tại các bệnh viện lớn. Đăc biệt, bác cần nội soi
đại tràng để phát hiện các bệnh lý tại đại tràng như: Ung thư, polyp, viêm và
loét đại trực tràng. Ngoài ra có thể xét nghiệm phân, cấy phân tìm các tác nhân
gây bệnh. Nếu tất cả các xét nghiệm này âm tính, thì bác bị mắc Hội chứng ruột
kích thích. Các thuốc điều trị Hội chứng ruột kích thích hiện nay rất phong phú
và cải thiện tốt các triệu chứng do Hội chứng ruột kích thích gây ra. Đi ngoài
theo giờ quy định là thói quen tốt và có thể điều chỉnh được và Bác không lo
lắng về vấn đề này...
Nguyễn Văn Hùng, Nam - 40 tuổi
Chào BS. Cách đây 2 tháng, tôi bị kết luận là bị Hội chứng ruột kích thích,
xin BS giải thích kĩ hơn cho tôi về bệnh này, chữa ra sao. Tôi hay bị đi ngoài,
ngủ ít, ăn thì không ăn được các chất chua cay và rượu bia. Xin cảm ơn BS
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Hội chứng ruột kích thích được định nghĩa như sau:
”Đây là bệnh rối loạn chức năng ruột thường tái đi tái lại nhiều lần, nhưng
không tìm thấy tổn thương về Giải phẫu, tổ chức học và sinh hóa học”. Điều này
có thể hiểu nôm na là: Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ruột
(Bao gồm cả đại tràng và tiểu tràng), nhưng không có tổn thương thực thể tại đại
trực tràng-tiểu tràng. Về lâm sàng: Hội chứng ruột kích thích bao gồm 3 triệu
chứng điển hình: Đau bụng, chướng bụng và rối loạn đại tiện. Đã có nhiều thuốc
(đông y và tây y) trong điều trị HCRKT. Một số các yếu tố dễ gây HCRKT, ví dụ
như Bia, rượu, chất cay (ớt)….
Nguyễn Thị Mơ, Nữ - 60 tuổi
Chào BS. Tôi bị viêm đại tràng co thắt , hay bị mất ngủ, đi ngoài nhiều.
Xin BS cho tôi lời khuyên về ăn uống và sinh hoạt như nào cho đúng cách. Cám ơn
BS
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Không ăn các chất chua quá, cay quá, chất dễ kích
thích…Tuyệt đối không uống rượu, bia., thuốc lá… Nên luyện tập thể thao, tránh
căng thẳng về thần kinh và căng thẳng trong công việc.
Nguyễn Quang Huy, Nam - 28 tuổi
Hiện nay tôi bị đại tràng kích thích. Tôi đã đi khám chữa nhiều BS nhưng
không hết. Triệu chứng của tôi là đi cầu nhiều lần, 3-4 lần vào buổi sáng đi
phân lỏng. Trước khi ngủ dậy tôi đi cầu sau khi ăn sáng xong 30 phút thì bụng
đau bắt buộc phải đi cầu lần nữa, nhưng tôi cảm giác như phân không đi hết. BS
khám kêu tôi nhu động ruột tăng nên kích thích. Người tôi hoàn toàn bình thường.
Không hiểu tại sao lại vậy. Nó rất phiền cho cuộc sống của tôi đi công tác xa và
đi đâu đó vào buổi sáng. Mong BS tư vấn cho tôi thuốc gì để hết và điều hòa lại
được.
PGS.TS Vũ Văn Khiên đang trả lời trực tuyến các câu hỏi của bạn đọc VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng |
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Đúng như vậy, bạn đã mắc Hội chứng ruột kích thích. Đây là bệnh rối loạn chức năng đại tràng, không có tổn thương thực thể tại đại tràng, nhưng để lại những phiền hà cho bệnh nhân, gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Điều trị thường dùng các thuốc điều hòa nhu động ruột như: Debriate,Motilium M,.... Với trường hợp phân lỏng cho dùng Smecta. Với phân táo thì dùng Bisacodyl, Duphalac...
Lê Đình Phú, Nam - 24 tuổi
Cháu năm nay 24 tuổi. Khoảng 3 năm trở lại đây bụng dưới cháu thường bị
đau lâm râm kèm theo trướng bụng ở 2 bên hông, ăn uống rất kém, mặc dù rất thèm
ăn những ăn hơi nhiều một chút là bụng cứ căng trướng lên. Cháu đã thăm khám
nhiều nơi và đã tiến hành nội soi đại tràng, kết quả là bị trĩ nội độ 1 và không
có bất cứ tổn thương nào ở đại tràng. Xin hỏi BS cháu nên ăn uống như thế nào và
có thể dùng được Tràng Phục Linh Plus không, vì cháu lên mạng tìm hiểu thì thấy
nhiều người có triệu chứng giống như cháu, có khuyên dùng sản phẩm này ạ.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Các triệu chứng của bạn là Hội chứng ruột kích
thích. Điều quan trọng là bạn đã được nội soi đại tràng: Không phát hiện thấy
tổn thương tại đại trực tràng. Thuốc điều trị Hội chứng ruột kích thích có thể
dùng các thuốc Tây y. Tràng Phục Linh Plus là thuốc đã được Bộ Y tế Việt Nam cho
phép lưu hành và được sử dụng cho các bệnh nhân có Hội chứng ruột kích thích.
Các nghiên cứu gần đây cho biết Tràng phục linh Plus có hiệu quả tốt trong điều
trị Hội chứng ruột kích thích. Do vậy, Bạn có thể dùng được. Khi các triệu chứng
Hội chứng ruột kích thích thuyên giảm thì bạn nên dừng uống thuốc.
Trần Mạnh Hùng, Nam - 46 tuổi
Tôi năm nay 46 tuổi, chừng 5 tháng nay đau quanh vùng rốn, đi khám BV Chợ
Rẫy, BS chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích, đang cho tôi uống thuốc điều chỉnh
nhu động ruột. Tôi tìm hiểu thì được biết hiện nay có Tràng Phục Linh Plus hỗ
trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, vậy xin hỏi BS tôi có nên dùng sản phẩm
này không?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Các triệu chứng của bạn là Hội chứng ruột kích
thích. Điều quan trọng là bạn đã được nội soi đại tràng: Không phát hiện thấy
tổn thương tại đại trực tràng. Thuốc điều trị Hội chứng ruột kích thích có thể
dùng các thuốc Tây y. Tràng Phục Linh Plus là thuốc đã được Bộ Y tế Việt Nam cho
phép lưu hành và được sử dụng cho các bệnh nhân có Hội chứng ruột kích thích.
Các nghiên cứu gần đây cho biết Tràng Phục Linh Plus có hiệu quả tốt trong điều
trị Hội chứng ruột kích thích. Do vậy, Bạn có thể dùng được. Khi các triệu chứng
Hội chứng ruột kích thích thuyên giảm thì bạn nên dừng uống thuốc.
Lê Hoàng Tuấn, Nam - 22 tuổi
Em năm nay 22 tuổi với các triệu chứng đã 4 tháng như: đầy bụng,ăn không
tiêu,căng chướng bụng, bụng hơi lâm râm, phía bên phải vùng bụng hơi to dưới rốn
thỉnh thoảng bị sôi, bình thường không bị đau, lấy tay ấn nhẹ thấy đau, đại tiện
đoạn đầu táo đoạn sau thì phân nhão, ngồi lâu, 2 ngày đi 1 lần. Em đã đi khám ở
BV Đại học Y Dược TP.HCM đã siêu âm và nội soi đại tràng kết quả bình thường. BS
chẩn đoán là hội chứng ruột kích thích. Xin hỏi liệu em có dùng sản phẩm Tràng
Phục Linh đỏ được không?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Các triệu chứng mà em cung cấp điển hình của Hội
chứng ruột kích thích. Việc điều trị kết hợp giữa Đông y và Tây y. Sản phẩm
Tràng Phục Linh Plus có hiệu quả tốt trong Hội chứng ruột kích thích.
Bùi Thị Liệu, Nữ - 34 tuổi
Tôi bị viêm đại tràng co thắt đã lâu nhưng không khỏi hẳn (tôi đã khám và
dùng thuốc Cotsim 480 ; plagyl 250 ; debutinat 100 ; digelase ...).Mong BS tận
tình cho tôi biết cách điều trị bệnh và thực đơn kiêng khem như thế nào?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Từ viêm đại tràng co thắt đó là cách gọi dân gian.
Thực chất nếu đây là Hội chứng ruột kích thích thì cần tuân thủ điều trị theo
phác đồ điều trị của Hội chứng ruột kích thích.
NGuyễn Bích Lan , Nữ - 37
Tuổi
Tôi có bị các triệu chứng sau: Ăn không tiêu, không ăn được nhiều, ít khi
thấy đói bụng cứ ăn thức ăn lạ hoặc có khi ăn uống bình thường là lại đau
bụng quặn và muốn đi ngoài nhưng cũng có lần đi được nhưng rất ít hoặc có
khi không đi được và mót giặn. Người tôi gầy yếu đi nhiều. Vậy xin PGS - TS
tư vấn giúp tôi chế độ ăn uống cũng như tập luyện và nhất là cách điều chị
cho tôi sớm được bình phục sức khỏe. Cảm ơn
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Các dấu hiệu của bạn hướng nhiều đến hội chứng ruột kích thích tuy nhiên bạn thông báo là bị gầy yêu đi nhiều, do vậy tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện trong đó có nội soi đại tràng để loại trừ các nguyên nhân gây tổn thương thực thể đại tràng, khi đã có kết quả xét nghiệm cuối cùng, bác sĩ sẽ cho bạn đơn điều trị.
Dao nguyen van , Nữ - 20
Tuổi
Tôi cứ ăn thức ăn tanh ,như cá, trứng hoặc thức ăn lạ là bị đau bụng. Đã đau
là đi ngoài,phân bị lỏng, nhiều khi phải uống thuôc mới khỏi. Tôi hay uống-
cotrimoxazol phối hợp với loperamide là đỡ. Tôi đã đi nội soi ở viên QY-110
và viện Bạch Mai HN, kết quả không bị viêm đại tràng. Nhưng bệnh của tôi cứ
tái đi tái lại ảnh hưởng tới sức khỏe, xin BS cho tôi lời khuyên
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Kết quả nội soi đại tràng không bị viêm, rất may cho bạn. Nhưng bạn đã có dấu hiệu của bệnh hội chứng ruột kích thích và nên dùng các thuốc theo phác đồ hội chứng ruột kích thích. Khi đi phân lỏng thì dùng Smecta, khi đaubụng thì dùng Spasfon
PHÂN BIỆT VỚI CÁC BỆNH GÂY... SỢ ĂN VÀ ĐI NGOÀI
Nguyễn Thị Thanh Dung, Nữ - 31 tuổi
Chào BS! Thỉnh thoảng ăn thức ăn lạ tôi bị đi ngoài, rất khó chịu hậu
môn, nhưng chỉ 2-3 ngày sau là hết. Tôi lên mạng đọc thấy triệu chứng tôi rất
giống bệnh Viêm đại tràng. Xin hỏi BS có phải tôi bị bệnh này không? Chữa thế
nào? Tôi mới bị khoảng vài tháng và nếu ăn uống thức ăn bình thường thì không bị
sao cả. Cảm ơn BS.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Chào bạn. Qua các thông tin bạn cung cấp cho biết:
Bạn là người đễ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn các thức ăn không thích hợp với Bạn.
Do vậy, biện pháp điều trị dự phòng là nên tránh ăn các thức ăn dễ gây rối loạn
tiêu hóa. Mặt khác, để bạn an tâm, tôi khuyên bạn cần đi khám bệnh tại các bệnh
viện trung tâm, thông qua khám lâm sàng và xét nghiệm phân khi có rối loạn tiêu
hóa. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Trinh Thi Ga , Nữ - 65
Tuổi
Tôi 65 tuổi, đã mổ hành tá tràng năm 1999. Cách đây 5 năm tôi đi khám
nội soi đại tràng và được chẩn đoán viêm đại tràng co thắt. Đồng thời,
trong vòng 3 năm nay, tôi nội soi lại dạ dày và đại tràng, xác định rõ
là viêm mối nối dạ dày, viêm đại tràng co thắt. Tôi hay bị đau bụng, đi
ngoài phân không lành mặc dù không ăn đồ ăn lạ, và kiểm tra đồ đã ăn thì
thấy không có lý do gì để đau bụng đi ngoài cả. Bác sĩ giúp tôi cách
điều trị, chung sống hòa bình với bênh như thế nào? Hiện tại , mỗi khi
đau bụng đi ngòai, tôi sử dụng đơn: - Dibrizat 0,1mg ngày 3 viên -
Methrodinazone 250mg 2-3 viên/ngày - Amoxilnce 500mg, 3 viên/ ngày -
uống thêm men tiêu hóa sống của Dược phẩm Đà Lạt Chân thành cảm ơn!
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Vì bác đã cắt 2/3 dạ dày cho nên bị ảnh hưởng về tiêu hóa, có thể gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện phân. Rất may bác si đại tràng không có tổn thương đại tràng, kết quả soi dạ daufy là bị viêm mối nối dạ dày ruột (bệnh tất yếu xảy ra sau bệnh nhân cắt dạ dày) do vậy điều trị phải kết hợp giữa bệnh viêm miệng nối dạ dày ruột cộng với thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích. Tràng Phục Linh Plus là thuốc tốt giúp bbác điều trị thêm. Bác yên tâm vì đă cắt 5 năm, chúc bác hưởng mùa xuân mới trong vui vẻ, hạnh phúc.
Đạng đàm Thu , Nam -
43 Tuổi
Vài năm nay tôi thường thấy hiện tượng: Sáng sớm khi tỉnh dậy thấy rất
khó chịu khi báo đại , tiểu tiện, đi đại tiểu tiện thì phân bình thường,
khi đi xong thì thấy bình thường. Năm 2012 tôi đã di nội soi đại tràng,
bác sỹ kết luận không có dấu hiệu tổn thương hay vấn đề gì. Xin hỏi BS
tôi đang bị bệnh gì, nên điều trị như thế nào?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Như vậy bạn rất may, bạn yên tâm không có tổn thương đại tràng. Giờ có dấu hiệu như bạn kể trên tôi nghĩ bạn bị chứng khó tiêu. Có thể có rất nhiều loại thuốc: thuốc bảo vệ niêm mạc đại tràng như Tràng Phục Linh Plus, thuốc điều hòa về thần kinh ruột như Motium M, Debnate, và có thể dùng thuốc giảm đau như Spasfon, Buscopan...
Nguyễn Văn Cường , Nam
- 34 Tuổi
Mỗi buổi sáng, sau khi đại tiện, vệ sinh cá nhân xong. Sau đó đi ăn
sáng, ăn xong được khoảng 5 phút lại phải đi đại tiện lần nữa. Chủ yếu
là phân lỏng,nát, lần 2 giống như tiêu chảy, nhất là khi hôm trước có
uống rượu, bia. Triệu chứng đã lâu, gần 1 năm. Xin BS cho biết đó là
triệu chứng của bệnh gì? Cách điều trị? Xin cám ơn!
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Một người bình thường 1 ngày có thể đi ngoài 1-2 lần, thậm chí 3-4 lần cũng không sao và nên cố gắng duy trì đi theo 1 giờ là tốt nhất. Điều bác sĩ quan tâm là bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, do vậy cần xét nghiệm phân và soi đại tràng để loại trừ các bệnh lý khác, nếu soi đại tràng bình thường dùng thuốc điều trị tiêu chảy như Smecta..
nguyễn chí lương duyên
, Nam - 41 Tuổi
Em điều trị bệnh viêm loét hành tá tràng gần 5 năm nay nhưng vẫn không
hết. Thường em hay bị đầy hơi và hay đi cầu khoảng 1 đến 2 giờ sau khi
ăn (một ngày có khi đi cầu 2 đế 3 lần, phân nhão, rau cải không tiêu hóa
được). Em xin hỏi đó là do bệnh viêm loét hành tá tràng gây ra hay em bị
thêm bệnh đại tràng. Em có thể điều trị hết hẳn bệnh viêm loét hành tá
tràng không
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Em phải hiểu là 5 năm trước đã bị loét hành tá tràng, thời điểm này có bị loét hay không thì phải đi soi dạ dày. Các triệu chứng do loét hành tá tràng cũng có thể gây đi phân lỏng. Do vậy phác đồ điều trị bao gồm thuốc cho loét hành tá tràng cùng với thuốc điều trị tiêu chảy (Smecta). Bạn nên soi lại dạ dày và đại tràng để chẩn đoán rõ.
Phạm Văn Quang , Nam - 41
Tuổi
Khi ăn thức ăn lạ, uống rượu hoặc hải sản tôi thường bị nổi cục bên trái
dưới rốn đau âm ỉ, buồn đi ngoài... dùng tay day nhiều lần thấy mềm đi và
hết đau. khi dùng men tiêu hóa mua tại bệnh viện Bạch Mai thì thấy đỡ nhiều
ăn thử dò lạ thấy ko còn đau như trước. Xin hỏi triệu chứng đó có phải "Hội
chứng ruột kích thích." và nếu như vậy nên dùng loại thuốc cụ thể gì cho phù
hợp?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Đây không phải triệu chứng hội chứng ruột kích thích mà là hội chứng khó tiêu xảy ra khi ăn đồ hải sản, khuyên bạn không nên ăn đồ hải sản nữa, các thuốc điều tri cũng đơn giản: có thể dùng men tiêu hóa, thuốc chống viêm đại tràng, kháng sinh.
Nguyễn Duy Dương , Nam -
50 Tuổi
Tôi thương bị đau thắt vùng vụng, đầy chướng bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều
khi có cả bọt nhầy. Hiện tượng trên xuất hiện khi ăn những thức ăn lạ, cay,
ngọt. Xin BS cho tôi lời khuyên
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Nên cố gắng đừng ăn chất ăn lạ, quá cay vì dễ gây rối loạn tiêu hóa cho bạn. Thuốc điều trị dùng thuốc chống tiêu chảy (Smecta) và dùng thuốc chống đầy bụng có thể dùng thêm Tràng Phục Linh Plus.
NamTrung Trung , Nữ - 20
Tuổi
Tôi năm nay 38 tuổi, thường có triệu chứng đau vùng dưới bên trái, thường là
đau khi nằm xuống, đi cầu không thành khuôn, khi lỏng khi bón có khi đi ra
máu, phân đen nếu có uống rượu bia. Sáng sớm hay có triệu chứng nôn ọe, ợ
hơi khi đánh răng. Hiện tôi đang dùng thuốc đại tràng PH có giảm. Mong BS
hướng dẫn cách thức điều trị. Cảm ơn
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bác sĩ lo lắng nhất cho bệnh nhân khi có triệu chứng đi ngoài phân có máu vì vậy phải nội soi đại trực tràng. Nhiều bệnh nhân thường có kết hợp giữa 2 bệnh vừa bị hội chứng ruộ kích thích vừa bị tric vì trĩ thường đi ngoài phân có máu. Bạn lại có triệu chứng nôn ọe, ợ hơi khi đánh răng sáng đây là những triệu chứng của bệnh dạ dày tá tràng cần nên được nọi soi. Khi đã có kết quả nội soi dạ dày và tái tràng, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn.
Bùi Ngô Trung Thu , Nữ -
37 Tuổi
Em bị đau bao tử từ năm lớp 12, có điều trị và đã dứt. Khoảng thời gian gần
đây bắt đầu đau lại và vừa đi nội soi về kết luận của bác sỹ là sung huyết
dạ dày. Trên hình ảnh nội soi bác sỹ có chỉ cho thấy có vết sướt nhẹ, đỏ và
đang được điều trị. Trong thời gian này bụng hơi chướng và đau. Cho hỏi bác
sỹ sung huyết dạ dày nguyên do đâu mà bị và chữa có dứt hẵn không hay vẫn có
thế tái phát. Quá trình điều trị mất bao lâu? Xin cảm ơn
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bệnh viêm trợt, sung huyết dạ dày là bệnh rất hay gặp ở những người trên 18 tuổi. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Có nhiều loại thuốc điều trị rất tốt nên không lo ngại gì và có thể điều trị khỏi nếu như thực hiện phác đồ chuẩn.
Phạm Phú Mỹ , Nam - 50
Tuổi
Tôi đã thắt búi trĩ cách đây 02 năm, thời gian gần đây tôi thường bị táo bón
và đại tiện rất vất vả, đau đớn, khi đi xong hậu môn rất đau, cảm giác như
chưa đi hết phân vẫn còn muốn đi tiếp vài lần nữa. Xin BS cho biết tôi có
phải mắc bệnh viêm đại tràng hay hội chứng ruốt kích thích? Hướng điều trị
như thế nào?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Thắt trĩ có thể là nguyên nhân gây táo bón cho bệnh nhân do vậy bạn cần phải kiểm tra lại trực tràng bằng cách nội soi đại trực tràng để xem hậu môn có bị chít hẹp. có bị u, có bị polip hay trĩ không. Dựa vào kết quả nội soi này bác sĩ có thể kê đơn cho bạn.
PGS.TS Vũ Văn Khiên. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nguyên Yên , Nam - 58
Tuổi
Tôi thường bị no hơi nhất là buổi chiều. Thỉnh thoảng sau ăn trưa, bụng đau
quặn thắt, có khi đau dữ dội. Phân cũng rất thất thường, chừng vài ngày lại
thấy phân dạng khác. BS nội soi thấy phình vị bình thường, thân vị và hang
vị phù nề xung huyết, hai trợt nông, hành tá tràng và tá tràng bình thường.
Kết luận: Viêm trợt dạ dày. Bệnh của tôi kéo dài từ rất lâu rồi, Các loại
thuốc các BS cho chữa viêm đại tràng và viêm trợt dạ dầy đều không khỏi.
Mong BS chỉ dẫn giúp.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bác phải điều trị 2 bệnh kết hợp: bệnh của đại tràng và bệnh của dạ dày. Có rất nhiều loại thuốc để giúp cho điều trị: Đối với bệnh dạ dày cần sử dụng các thuốc kháng sinh phù hợp để diệt vi khuẩn HP ở dạ dày vì vi khuẩn HP là thủ phạm dễ gây viêm dạ dày tái đi tái lại nhiều lần. Các thuốc chống táo bón rất đa dạng như Duphalac hoặc Bisacodyl.
Van Luu Tan , Nam - 40
Tuổi
Mẹ tôi năm nay 78 tuổi, bà thường bị bệnh đường ruột khoảng hơn 10 năm nay.
Khoảng 2 năm gần đây triệu chứng tiêu chảy khi ăn thức ăn không thích hợp cứ
lập lại hầu như mỗi tháng có khi mỗi tuần, lúc bình thường thì bà từ 3-4
ngày mới đi đại tiện/ 1 lần (đi khám và nọi soi đại tràng ở BV ĐH Y Dược
TPHCM thì được chuẩn đoán kê đơn thuốc: hội chứng ruột kích thích). Tháng
gần đây phát sinh thêm triệu chứng là chán ăn, khó nuốt (nếu ép ăn thêm thì
tâm trạng muốn nôn) và cơ thể mõi mệt, tiểu ít và đi nhiều lần; sưng phù tay
chân và toàn thân; mất ngũ 1 tháng; nhập viện được bác sỹ cho thử máu, theo
dõi nước tiểu 24h, chụp CT và kết luận là : Hội chứng thận hư, suy dinh
dưỡng, suy giáp; nhưng chưa tìm ra được nguyên nhân thực thể bệnh hội chứng
thận hư; điều trị: truyền albumin, thuốc... hiện nay tình trạng mẹ tôi tạm
ổn định BS cho về nhà, nhưng hiện mẹ tôi ăn uống vẫn cảm giác chán ăn và gia
đình tôi đang cố ép bà ăn. Cho tôi hỏi BS.Khiên là: bênh Hội chứng ruột kích
thích khi các triệu chứng lâm sàng nặng thì có phải là nguyên nhân gây biến
chứng thành bệnh Hội chứng thận hư không ? Hai căn bệnh này có liên quan
nhau không để tôi có định hướng điều trị cho mẹ tôi, vì hiện nay Hội chứng
thận hư chưa tìm được nguyên nhân thực thể?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Mẹ bạn năm nay đã 78 tuổi và đã mắc rất nhiều bệnh như hội chứng thận hư và suy giáp, hai bệnh này điều trị rất phức tạp và có nhiều biến chứng. Hội chứng ruột kích thích là 1 bệnh cơ năng hay ta hiểu là 1 bệnh về thần kinh không gây nên suy giáp và hội chứng thận hư. Bạn cần phải hiểu rõ rằng hội chứng ruột kích thích không gây nên biến chứng này. Bạn hãy tập trung điều trị cho mẹ về 2 bệnh chính là hội chứng thận hư và suy giáp.
Nguyễn Đức Anh, Nam - 32 tuổi
Tôi đã bị đại tràng hơn 4 năm, được BS kết luận là viêm loét đại trực
tràng chảy máu. Tôi đã dùng qua khá nhiều thuốc và theo như BS nói mỗi lần tái
bệnh thì bệnh của tôi khá nặng vì đi ngoài có máu. BS đã cho tôi dùng viên đặt
Pentasa 1g và tôi dùng cảm thấy tốt khi thấy bệnh thuyên giảm. Khoảng 1 tháng
trở lại đây bệnh của tôi tái phát lại và tôi dùng Pentasa 1g nhưng cảm thấy
không còn tác dụng tốt như lần đầu nữa, tôi đã dùng nhiều mà chưa thấy khá hơn.
Vậy xin BS cho tôi biết giờ tôi có nên dùng Pentasa nữa không và có nên dùng
thêm thuốc gì nữa không? Tôi xin cảm ơn.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bệnh viêm loét đại tràng (Tiếng Anh: Ulcerative
Colitis) mà chúng ta vẫn thường gọi là bệnh viêm loét đại tràng chảy máu. Đây là
một bệnh đang có xu hướng tăng dần lên ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong
đó có Việt Nam. Bệnh có tính chất mạn tính, biểu hiện lâm sàng bằng triệu chứng
đi ngoài phần có nhầy máu, đau bụng và khi bệnh nặng có nhiều biến chứng như:
Chảy máu, thủng đại tràng… Bệnh cần được điều trị theo phác đồ phối hợp nhiều
thuốc khác nhau, trong đó Pentasa là thuốc đầu tay. Bạn đã dùng Pentasa nhưng
không đỡ. Tôi khuyên bạn nên đến các bệnh viện Trung tâm, xét nghiệm tổng thể,
nội soi đại tràng và dùng phác đồ phối hợp (có thể phải dùng thêm thuốc
Corticoid, nếu như bệnh nặng).
Nguyễn Minh, Nam - 24 tuổi
Mẹ em 70 tuổi bị đau nóng rát vùng bụng bên trên rốn ra đã 5 năm nay, thi
thoảng lại như có ngọn lửa thiêu nóng bên trong. Nhưng mẹ em đi đại tiện hàng
ngày đều đặn, bình thường, không hề táo,… Mẹ em đã đi khám (nội soi dạ dày, đại
tràng,…) và uống thuốc ở các BV Bạch Mai, QĐTW 108, Bưu điện và cả thuốc bắc,
thuốc nam mà vẫn không hề giảm. BS kết luận mẹ em bị viêm đại tràng co thắt. Qua
tìm hiểu thông tin thì em ko thấy mẹ em có các triệu trứng giống như viêm đại
tràng co thắt nên em rất băn khoăn. Mong BS tư vấn giúp.
PGS.TS Vũ Văn Khiên:
Mẹ bạn đã được khám lâm sàng, được nội soi dạ dày tá tràng và nội soi đại
tràng… Tôi không thấy bạn cung cấp thông tin về kết quả nội soi dạ dày-đại
tràng. Nếu kết quả nội soi bình thường thì chúng tôi có thể kết luận: Mẹ bạn bị
bệnh trào ngược thực quản (Tiếng Anh: Gastroesophageal Reflux Disease: GERD).
Nóng rát vùng thương vị hoặc vùng trên rốn là một trong những triệu chứng điển
hình của GERD. Thuốc điều trị đặc hiệu nên dùng các thuốc ức chế bơm Proton
(PPI, như Nexium, Pantoloc…)
Nguyễn Tùng Linh, Nam - 25 tuổi
Cháu năm nay 25 tuổi, cháu đi ngoài hay bị lúc táo bón, lúc tiêu chảy,
lúc phân lỏng, đôi khi còn có phân sống, phân nhầy nữa. Cháu bị như vậy đã lâu,
xin BS tư vấn giúp ạ. Cháu xin cám ơn.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Những biểu hiện như trên là rối loạn tiêu hóa à!
Phác đồ điều trị dựa theo triệu chứng: Nếu phân lỏng (dùng Smecta), phân táo
(dùng Duphalac, Bisacodyl...), có thể dùng kháng sinh. Phác đồ dùng từ 3-5 ngày
là có hiệu quả.
Ngô Lan Hương, Nữ - 45 tuổi
Tôi bị đi ngoài lỏng, đau bụng. Khám có polyp đại tràng, đã cắt đươc 7 tháng
nay nhưng sau khi cắt tôi bị đi ngoài phân sệt, cảm giác như còn phân sau mỗi
lần đi, đi 1-2 lần/ngày. Tháng trước tôi đã đi khám định kỳ theo lời khuyên của
BS sau khi cắt polyp, thì BS nói tôi không có polyp mới, đại tràng bình thường.
Vậy tôi bị làm sao thưa BS?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Triệu chứng của polyp đại trực tràng thường rất
nghèo nàn, hầu như không có triệu chứng gì, nếu như polyp nhỏ. Với những polyp
to thì thường có biến chứng chảy máu, nhưng khi cắt polyp xong thì không có
triệu chứng gì. Đi ngoài phân sệt, sau cắt polyp thì là một bệnh khác, không
phải do cắt polyp mà gây nên. Điều quan trọng, Chị đã nội soi đại tràng và không
phát hiện thấy tổn thương sau cắt polyp. Thuốc điều trị Viêm đại tràng cũng
không phức tạp.
Mai Thị Bé, Nữ - 50 tuổi
Tôi bi đau bụng đi cầu và buổi sáng 3-4 lần, phân lỏng sau có chất nhầy
lẫn máu, đi khám BS chuẩn đoán bị viêm ruột uống thuốc khỏi được 1 tháng lại bị
đi phân nhão không có chất nhầy nhưng cứ mót đi cả ngày mà không đi nữa. Đi khám
lại BS cho nội soi đại tràng kết quả bình thường BS chuẩn đoán bị hội chúng ruột
kích thích, uống thuốc vẫn không giảm sau đó lại bị đau bụng và đi cầu lẫn chất
nhầy và máu. Lần thứ 2 đi khám BS chẩn đoán là viêm đại tràng về uống thuốc thì
khỏi bệnh nhưng ngưng thuốc chỉ được thời gian ngắn là bệnh lại tái phát đau
bụng đi cầu phân nhão có nhầy không máu nhưng có khi lại mót cả ngày không đi
nữa. Tình trạng này của tôi đã kéo dài gần 2 năm. Vậy xin hỏi BS, tôi bị bệnh gì
và nên điều trị thế nào?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Mặc dù, bạn đã được nội soi đại tràng bình thường,
nhưng vẫn đi ngoài phân có máu. Do vậy, chúng tôi khuyên bệnh nhân nên nội soi
lại, để xác định các nguyên nhân gây chảy máu... Nếu kết quả nội soi vẫn bình
thường, bạn vẫn thỉnh thoảng phân có máu thì cần kiểm tra phân, nội soi dạ
dày... và siêu âm gan mật. Hướng điều trị cần kết hợp giữa Hội chứng ruột kích
thích và điều trị chảy máu.
Lê Minh Hùng, Nam - 34 tuổi
Tôi năm nay 34 tuổi, năm 2011 tôi bị đau bụng, đi khám BS kết luận đau
đại tràng co thắt. Tôi đã uống thuốc theo đơn BS và đã khỏi, không còn bị đau.
Sau thời gian đó, tôi đi đại tiện phân cứng, táo bón kéo dài. Tôi đã ăn nhiều
rau, vận động nhiều nhưng không thuyên giảm. Tháng 9/2013 tôi đi khám ở bệnh
viện Hồng Ngọc (nội soi dạ dày, đại tràng). BS kết luận dạ dày bị xung huyết,
đại tràng không viêm, có polyp đường kính 1,5cm ở tá tràng. Sau đợt điều trị
xung huyết dạ dày, hiện tại tôi vẫn bị tình trạng đại tiện phân cứng, táo bón có
nhầy. Tôi rất lo lắng không biết là bệnh gì, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến công
việc và chất lượng cuộc sống của cháu.Xin BS tư vấn tôi nên đi khám ở đâu, uống
thuốc gì để có thể ổn định tình trạng của mình.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bạn có 2 bệnh cần giải quyết: Điều trị dạ dày và
điều trị polyp (thông qua cắt polyp qua nội soi) và cần thiết phải soi lại đại
tràng. Phác đồ điều trị gồm 2 phác đồ: Viêm xung huyết hang vị và điều trị viêm
xung huyết dạ dày. Việc điều trị phải tuân thủ theo thời gian, nếu không đỡ thì
cần làm sâu thêm xét nghiệm và có thể thay đổi phác đồ điều trị.
Trọng Đỗ, Nam - 25 tuổi
Cháu năm nay 25 tuôi, cao 1,66 nặng 47kg, người rất gầy. Cháu thường
xuyên bị đi ngoài phân lỏng và thỉnh thoảng bị tiêu chảy khi ăn các loại thức ăn
lạ, hoặc ăn thịt mỡ trước khi ăn cơm cũng bị tiêu chảy. Cân nặng của cháu không
thể sút thêm được nữa. Cả tháng cháu không đi ngoài phân rắn lần nào.Cháu sinh
hoạt bình thường không rượu bia thuốc lá. Mỗi khi muốn đi ngoài là bị đau bụng
dữ dội không thể nhịn được lâu. Cháu không có thói quen tẩy giun trong 10 năm
nay. Tình trạng bị như vậy kéo dài vài năm rồi. Trước đây mỗi lần cảm thấy bất
an trong bụng là cháu uống ngay thuốc Tetracycline 500mg, uống 1 viên là có thể
đi ngoài phân rắn và yên tâm là không bị đau bụng,nhưng ngưng uống thì lại bị.
Thuốc này hại thận nên cháu không dám uống nữa. Cháu lúc nào cũng lo lắng bệnh
tật nên chẳng yên tâm làm gì, và cũng không muốn nhận nhiều việc vì vấn đề đau
bụng làm cháu không thể tập trung. Cách đây 3 tháng cháu bị táo bón có máu, kéo
dài 1 tháng và tự khỏi, không uống bất cứ loại thuốc nào. Điều kiện hiện tại của
cháu chưa thể đi khám bệnh được vì đang ở nước ngoài. Mong BS tư vấn giúp xem
cháu đang bị bệnh gì?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Khi bạn về Việt Nam, việc cần làm là khám lâm sàng
và quan trọng nên nội soi đại tràng để tìm nguyên nhân gây chảy máu... Trước hết
bạn có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp... Thuốc điều trị táo bón hiện tại rất
đa dạng, ví dụ: Bisacodyl, duphalac....
Ngọc Lan , Nữ - 32 Tuổi
Xin chào PGS.TS, tôi năm nay 32 tuổi. Tôi bị nóng trong, thường xuyên bị táo
bón. Lần mang thai cháu thứ 2 ở hậu môn xuất hiện 2 cục thịt mềm bằng hạt
ngô, thi thoảng chỗ ''thịt thừa'' đó bị viêm sưng tấy lên rất đau. Tôi đi
khám thì bs cho biết đó là dạng ''trĩ'' và cho thuốc bôi (vì tôi đang mang
thai nên ko uống thuốc đc) thì khỏi, nhưng ''cục thịt'' thì vẫn còn. Xin
PGS.TS cho biết đây có phải là '' đại tràng'' hay không? Có thể uống thuốc
để co lại không hay phải đi phẫu thuật ạ? Xin cảm ơn
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bạn nên đi khám hậu môn trực tràng tại trung tâm về nội soi có uy tín của các bệnh viện lớn để xác định đây là trĩ ngoại hay trĩ nội hay là u nhú ở hậu môn. Tuy nhiên đây là những bệnh lành tính, bạn không nên lo lắng nhiều nhưng vẫn phải đi khám. Cần vệ sinh sạch sẽ (rửa bằng nước sau khi đi cầu) để đảm bảo vệ sinh tốt vùng hậu môn trực tràng
Đặng Minh Đăng , Nam -
33 Tuổi
Cách đây 01 năm tôi có nội soi dạ dày tại Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, và
bác sỹ kết luận tôi bị viêm hang vị. Gần đây khi đi khám sức khỏe tại
Bệnh viện Hoàn Mỹ TP.HCM thì kết quả là có hội chứng kích ứng đường ruột
nên tôi đến bệnh viện bình dân kiểm tra lại và có nội soi đường ruột.
Kết quả là ngoài viêm hang vị tôi còn bị viêm đại tràng sigma. Hiện tại,
tôi đang điều trị được 3 tuần, bệnh có giảm đôi chút. Xin bác sỹ cho tôi
lời khuyên về phương pháp và thời gian điều trị loại bệnh này.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bạn nên thực hiện theo phác đồ điều trị của BV Hoàn Mỹ và chờ đợi kết quả sau 1 tháng.
Vũ Bá Kiên , Nam - 25
Tuổi
Trước đây sau một thời gian ngắn đau bên trái phần trên của bụng, cháu
đi khám và nội soi thì được các bác sỹ kết luận là viêm xung huyết hang
vị mạnh do tràn dịch mật, chú có thể cho cháu lời khuyên là phương pháp
điều trị được không ạ!
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Điều trị giống như bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
TRẺ EM KHÔNG MẮC HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Nguyên Thảo, Nữ - 27 tuổi
Chào BS. Tôi có con gái 4 tuổi. 1 năm nay cháu rất hay bị ốm. Cháu hay đi
ngoài lỏng, sống phân, đau bụng. Tôi cho cháu khám ở BV Nhi TW thì BS nói rối
loạn tiêu hóa, cho uống thuốc nhưng không khỏi. Sau đó tôi laị cho cháu khám ở
một phòng khám tư rất uy tín, BS ở đây cũng cho con tôi làm đủ cả xét nghiệm
phân, máu… nhưng không thấy bị sao, và BS có nói là: nghi ngờ bị Hội chứng ruột
kích thích. Con tôi uống thuốc theo đơn nhưng cũng chỉ đỡ đi lỏng, thỉnh thoảng
cháu vẫn kêu bị đau bụng. Xin BS tư vấn giúp tôi, cháu bị bệnh gì và điều trị
thế nào?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Chào bạn. Hội chứng ruột kích thích nó chỉ xuất hiện
ở người trưởng thành khi hệ thần kinh đã hoàn chỉnh. Do vậy, chẩn đoán con gái
em bị Hội chứng ruột kích thích là không đúng! Rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 6
tuổi rất hay gặp, đặc biệt có liên quan đến chế độ ăn uống của trẻ. Điều trị:
Cần vệ sinh tốt, thức ăn đảm bảo, các thuốc có thể dùng: Smecta, Motilium….
Đồng Huyền, Nữ - 45 tuổi
Con tôi 5 tuổi,cách đây nửa năm cháu hay kêu đau bụng trong ngày bất kể
giờ giấc, cơn đau không kéo dài, có khi chỉ 5-10 phút. Tôi đã cho cháu đi khám
làm các xét nghiệm siêu âm, xét nghiệm phân nhưng không tìm ra bệnh. Cách đây 4
tháng tôi có cho cháu uống Bioacimind new 1 đợt 2 tháng thì không thấy cháu kêu
đau bụng nữa và ăn tốt, lên cân. Khoảng nửa tháng nay cháu bị ho, tôi cho cháu
uống 1 đợt kháng sinh khoảng 7 ngày thì lại thấy cháu kêu đau bụng.thường cháu
hay kêu đau quanh rốn. Xem thông tin trên mạng về hội chứng ruột kích thích, tôi
thấy con mình có đến 90% của bệnh này như: Thay đổi thói quen tiêu hóa (số lần
đại tiện), thay đổi khuôn phân... Lúc trước chỉ đi đại tiện 1 lần/ ngày, giờ
nghỉ hè ở nhà thì ngày đến 2 -3 lần,mỗi lần kêu đau bụng mà muốn đi ngoài cháu
ko đi được nhiều mà chỉ ít một ,phân thì lúc táo, lúc nhão, lúc mềm,thỉnh thoảng
có nhầy nhầy mũi. Xin BS tư vấn giúp tôi, trường hợp con tôi như vậy nên điều
trị như thế nào, uống những thuốc gì? Năm tới cháu vào lớp 1, tôi sợ bệnh đau
bụng này cứ kéo dài mãi ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của cháu.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Tôi khẳng định với bạn rằng Hội chứng ruột kích
thích không dành cho trẻ em. Bạn nên nhớ rằng hệ thống tiêu hóa của trẻ em sẽ
hình thành và hoàn thiện dần theo tuổi. Do vậy, tôi nghĩ rằng các triệu chứng
của con bạn không phải là đặc biệt vì tôi đã gặp khá nhiều ở các cháu dưới 6
tuổi đều có triệu chứng này. Phần lớn các bệnh này thường liên quan đến chế độ
ăn uống, sinh hoạt của bé. Do vậy, bạn có thể bổ sung các men tiêu hóa cho bé,
các thuốc điều hòa vận động ruột cho trẻ, đặc biệt như các dung dịch Debriate,
hoặc dung dịch Motilium M… dành riêng cho trẻ. Bên cạnh đó, nên sử dụng các
thuốc tẩy giun cho bé…
Trần Thị Ngọc Nga , Nữ
- 34 Tuổi
Cháu năm nay 34 tuổi đã có 2 con. Con trai đầu 10 tuổi, con thứ hai 5
tuổi. Cháu rất hay bị đau bụng, ợ chua. Khi con trai dầu của cháu được 3
tuổi cháu có đi khám và bác sỹ cho chụp XQ dạ dầy và có kết luộn hơi bị
loét hành tá tràng. Sau đó cháu uống thuốc và khỏi không đau nữa. Các
đây 1 năm cháu lại bị những cơn đau như vậy và thậm chí cứ ăn vào là
đau. Cháu đi khám ở BV Bách Mai và bác sỹ cho nội soi dj dày thì kết
luộn dạ dày của cháu BT và chỉ cho uốn 1 số loại thuốc kiểu duung dịch
điều tiết axít dạ dày nhưng cháu uống cũng không thấy khỏi. Thời gian
gần đây cháu lại rât hay đau và ợ chua và có nhiều hôm ăn cơm xong là
đau và ợ chua. Cháu có đi khám sức khỏe định kỳ tại BV đa khoa QT Thu
cúc tháng 11 và siêu âm ổ bụng cũng không thấy có bất thường gì. Vậy bác
sỹ cho cháu hỏi cháu có thể bị đau bụng do nguyên nhân gì và cháu cần
phải đi khám chuyên khoa gì ở đâu ạ? Cháu cảm ơn bác sỹ.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Đây là bệnh trào ngược dạ dày thực quản và đang có xu hướng tăng lên ở VN kể cả người lớn lẫn trẻ em. Mặc dù cháu đã nội soi dạ dày bình thường nhưng vẫn phải nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thuốc điều trị hiện nay có nhiều loại (kể cả cho trẻ em). Nên sử dụng thuốc Nexium 10mg ngày 1 gói (uống vào buổi tối x10-15 ngày thfi sẽ tốt. Nên nhớ mỗi năm cho cháu tẩy giun 1 lần
Nguyễn Thị Hồng Thanh , Nữ
- 34 Tuổi
Con gái tôi năm nay 9 tuổi.Thỉnh thoảng cháu hay bị co thắt nơi vùng bụng
rất đau. Đi đại tiện thì ra phân bón thành cục rất cứng. Đến bệnh viện siêu
âm hay xét nghiệm máu thì kết quả bình thường. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi
cháu bị bệnh gì và hướng khắc phục. Cảm ơn bác sĩ.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Tuổi dưới 15 thường dễ bị triệu chứng phân táo, thuốc điều trị táo bón cho trẻ có nhiều loại như Duphalac ngày 1 gói chia làm 2 lần dùng từ 3-5 ngày khi thấy hết phân táo thì dừng lại. Điều quan trọng nhất là chế đọ ăn phù hợp, cần ăn thêm hoa quả, rau xanh để giảm táo bón.
Lê sơn , Nam - 35 Tuổi
Xin cho biết ? Con trai tôi 28 tháng tuổi, khoảng 2 tuần trở lại đây hay bị
đau bụng, những ngày đầu đi cầu phân bị bón, cuối buổi đi có bị chút máu.
Sau 3 đến 4 ngày thì chuyển sang phân lỏng và có nhiều nước(ngày bị, ngày
không). Đi khám bác sĩ nhi đồng nói là bị rối loạn tiêu hoá. Xin bác sĩ tư
vấn,
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Anh nên cho cháu khám ở BV Nhi để xác định nguyên nhân đi ngoài phân có máu của cháu. Đây là bệnh viện có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này.
LOẠI TRỪ NGUY CƠ BỆNH ÁC TÍNH
Công Vũ, Nam - 20 tuổi
Năm nay con 20t, con đi khám ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng BS kết luận là
viêm đại tràng, mà con nội soi đại tràng, BS lại bảo đại tràng bình thường, mà
con đi cầu đôi lúc phân lỏng, phân rời, phân nó không như bình thường! Con bị
hơn 1 tháng rồi, uống thuốc miết vẫn không hết! Vậy bây giờ con phải làm sao hả
BS? Con sợ ung thư quá !
PGS.TS Vũ Văn Khiên:
Rất may, Vũ đã nội soi đại tràng rôi và không có u, không có polyp, không
loét… Các triệu chứng lâm sàng mà Vũ cung cấp cho BS đều là biểu hiện của bệnh:
Hội chứng ruột kích thích. Thuốc điều trị không khó: Dùng Smecta, ngày uống 02
gói/chia 2 lần/sau ăn 1 giờ. Đây là thuốc chống phân lỏng. Ngoài ra có thể uống
thuốc điều chỉnh vận động ruột như: Motilium M, Debriate…
Nghiêm Hồng Lân, Nam - 24 tuổi
Chào BS. Tôi là Nghiêm Hồng Lân, năm nay 24 tuổi, cao 1m60, nặng 39kg. Tôi
thường xuyên bị đau quặn bụng rồi đi ngoài, mỗi ngày đi từ 3 đến 5 lượt, 1 tuần
bị khoảng 2 đến 3 lần, ăn đồ tanh, lạnh, đồ ăn lạ hoặc có lúc không ăn những
thức ăn đó cũng bị đau bụng đi ngoài. Tôi bị vậy đã khoảng 5 năm,cơ thể gầy
yếu,bị sút cân từ 45kg giờ chỉ còn 39kg. Tôi đã đi khám và BS kết luận bị viêm
đại tràng, đã uống thuốc, triệu chứng có thuyên giảm nhưng một thời gian ngắn
sau lại tái phát. Xin hỏi BS liệu đó có phải là triệu chứng của viêm đại tràng
co thắt hay ko, tôi nên có chế độ ăn uống thế nào?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Tôi rất chia sẻ với bạn và cũng thực sự lo lắng cho
bạn vì bạn đã bị gầy sút cân khá nhiều (từ 45 kg xuống còn 39 kg). Tôi không
biết bạn đã nội soi đại tràng chưa? Nếu bạn chưa nội soi đại tràng thì cần phải
nội soi đại tràng ống mềm ngay, vì đây là chỉ định tuyệt đối mà Hiệp hội Ung thư
đại tràng thế giới đã khuyến cáo. Đồng thời, bạn cũng nên làm thêm các xét
nghiệm khác theo chỉ định của BS. Chúc Bạn mau chóng tìm ra bệnh một cách chính
xác và nên điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyễn Gia Minh, Nam - 35 tuổi
Chào BS. Tôi năm nay 35 tuổi. Cách đây vài năm thỉnh thoảng tôi bị đi
ngoài, đau bụng, uống thuốc là hết. Khoảng 1 năm gần đây tôi thường xuyên bị đau
bụng, lúc đau là phải đi cầu ngay. Tôi hay bị đi lỏng, phân có nhiều nhầy trông
rất giống nhầy mũi. Đi khám ở BV Bạch Mai thì nói tôi bị đại tràng kích thích,
nhưng lúc nội soi thì BS nói đại tràng tôi không bị sao cả. Tôi uống thuốc được
kê nhưng chỉ đỡ một thời gian rồi lại bị lại. Tôi rất lo. Xin BS cho tôi biết
tôi bị bệnh gì? Điều trị thế nào? Có nguy hiểm không? Gần đây tôi hay bị mất ngủ
nữa.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Chào bạn. Bạn đã rất cẩn thận đi khám bệnh tại bệnh
viện tuyến trung ương, đó là bệnh viện Bạch Mai. Tại bệnh viện này, bạn đã được
nội soi đại trực tràng ống mềm, một phương tiện rất quan trọng trong sàng lọc và
giúp chẩn đoán ung thư đại tràng. Bạn đã được các BS chẩn đoán là Hội chứng ruột
kích thích. Đây là một bệnh về rối loạn chức năng đại tràng, không phải là bệnh
ung thư, do vậy bạn hãy an tâm. Tuy nhiên, bệnh này chưa có thuốc uống đặc hiệu,
cho nên khi có thuốc uống thì khỏi, một thời gian sau có thể tái phát. Điều trị
bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp: Uống thuốc, điều chỉnh ăn uống và làm việc
là một trong những biện pháp tốt giúp cho điều trị có hiệu quả tốt.
Lê Thùy Duyên, Nữ - 28 tuổi
Cháu đi khám nội khoa, chụp X-Quang đại tràng BS kết luận bị viêm đại
tràng co thắt và cho đơn thuốc chủ yếu men tiêu hóa uống không đỡ. Cháu có triệu
chứng giảm cân, xanh gầy, đi đại tiện 2-3 ngày 1 lần và vón cục nhỏ, rắn hay đau
vùng sương chậu bên trái đau âm ỉ. Xin BS cho cháu hỏi cháu nên đi khám ở đâu.
Hiện cháu đang ở Cẩm Phả, Quảng Ninh, xin BS tư vấn địa chỉ tin cậy chuyên về
tiêu hóa bệnh viêm đại tràng? Và cháu nên nội soi đại tràng để biết thêm thông
tin chi tiết bệnh?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bạn có triệu chứng giảm cân và xanh gầy… đây là những
dấu hiệu không bình thường. Nên đến khám tại các Trung tâm lớn về tiêu hóa (ví
dụ BV 108), nên nội soi đại tràng để từ đó giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
Nguyễn Trường Giang, Nam - 25 tuổi
Tôi đi khám nhiều bệnh viện như: Bạch Mai, Hồng Ngọc… nhưng chỗ thì bảo bị
Viêm đại tràng, chỗ lại bảo Viêm đại tràng co thắt. Tôi bị bệnh 10 năm nay, rất
mệt mỏi. Cứ sáng dậy là phải đi ngoài ngay. Ăn sáng xong lại buồn đi nữa. Đi lần
đầu thì phân còn hơi nát chứ lần thứ 2 thì ra toàn nước, cảm giác rất khó chịu ở
hậu môn, nhất là mỗi lần uống chút rượu vào là bị ngay. Xin BS cho tôi biết tôi
bị bệnh gì?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Chào bạn. Qua bệnh sử mà bạn cung cấp, chúng tôi
được biết bạn đã bị bệnh khá lâu (10 năm) và điều quan trọng bạn có rối loạn
phân khi bạn đi ngoài, kèm theo cảm giác khó chịu vùng hậu môn… Do vậy, tôi
khuyên Bạn nên đi khám bệnh tại các bệnh viện lớn: Cần nội soi đại tràng để loại
trừ các bệnh ác tính.
Lê Thu Hà, Nữ - 28 tuổi
Xin hỏi BS là bố tôi năm nay 46 tuổi, từ năm ngoái hay bị đi lỏng, đau bụng.
Đi khám thì được kết luận là: Viêm đại tràng chậu hông và viêm trực tràng. Bố
tôi uống thuốc theo đơn và ăn uống rất kỹ nhưng bệnh chỉ đỡ được khi uống thuốc.
Hết thuốc lại bị lại. Mong BS cho lời khuyên, làm sao để chữa khỏi được bệnh ạ.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bố em còn trẻ và với tuổi này thì cũng đã bắt đầu có
thể mắc bệnh khác nhau, trong đó có bệnh lý đại tràng. Kết luận của BS nói viêm
đại tràng chậu hông và viêm trực tràng là rất khó. Do vậy, tôi khuyên bác nên đi
kiểm tra lại, đặc biệt cần nội soi đại tràng, siêu âm ổ bụng (để loại trừ u
ngoài đại tràng) và xét nghiệm phân. Những xét nghiệm này đóng vai trò quan
trọng, giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Cảm ơn Hà đã gửi thông tin tới chương
trình.
Lê Hoàng Tuấn, Nam - 22 tuổi
Cháu 22 tuổi bị bệnh đã 5 tháng, lúc đầu thấy nhẹ từ từ trở
nặng hơn sụt 6kg, cháu thường bị đầy bụng,ăn không tiêu, căng chướng
bụng, bụng hơi lâm râm, phía bên phải dưới rốn thỉnh thoảng sôi, bình
thường không đau.sờ vào phần rốn mới thấy đau nhẹ. Lúc đại tiện thì
phân lúc đầu bón lúc sau thì nhão, thường 2 ngày đi 1 lần. Cháu đã đi
khám tại bệnh viện Đại học y dược Tp.HCM đã siêu âm và nọi soi đại
tràng bình thường .Xin hỏi Bác sĩ liệu cháu đã bị Hội chứng ruột kích
thích không và dùng thuốc gì ạ.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Triệu chứng sụt 6 kg trong 5 tháng là triệu chứng
bất thường. Do vậy, mặc dù đã nội soi đại tràng không có u, nhưng bạn cũng nên
kiểm tra thêm các cơ quan khác, để tìm hiểu nguyên nhân gây gầy sút. Trong
trường hợp không tìm thấy nguyên nhân này thì ta có thể điều trị theo triệu
chứng. Nếu táo thì dùng thuốc chống táo.
Đoàn Việt Hoàng , Nam - 26
Tuổi
Tôi có triệu chứng ăn không ngon miệng, hay đau râm ran ở vùng giữa bụng,
đặc biệt là vào buổi sáng. Trước đây từng đi nội soi hai lần vì nghĩ rằng có
thể mình đã bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, sau mỗi lần nội soi đều được các
bác sỹ thông tin lại là không có dấu hiệu bị dạ dày, và chỉ kết luận chung
chung là tôi đã bị rối loạn tiêu hóa. Rồi kê đơn 1 vài loại thuốc bổ sung
vitamin B12, B1 hay là Vitamin Complex...gì gì đó. Sau khi dùng các loại
thuốc đó, chỉ trong thời gian đầu là có ăn ngon hơn 1 chút. Nhưng sau lại
trở về tình trạng như ban đầu. Tôi vẫn bị sút cân và thể trạng gầy yếu. Nay
đọc bài báo của Vietnamnet về "Bệnh viêm đại tràng và Hội chứng ruột kích
thích", tôi xin hỏi bác sỹ: Không biết các dấu hiệu về bệnh của tôi vừa kể
trên có phải là do hội chứng ruột kích thích" không? Và nếu đúng thì có liệu
pháp nào để điều trị tình trạng này? Xin cảm ơn bác sỹ.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bạn nên đến các bệnh viện trung tâm 1 lần nữa để nội soi dạ dày tá tràng, nội soi toàn bộ đại tràng, xét nghiệm máu, chụp XQ và siêu âm để tìm nguyên nhân (vì bạn có dấu hiệu sút cân). Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ định hướng điều trị.
ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BẰNG ĐIỀU
CHỈNH THÓI QUEN SỐNG
Quách Thị Hồng, Nam - 22 tuổi
Năm nay cháu 22 tuổi cháu bị táo bón đã lâu khoảng 5 năm nay
cháu bị táo bón nặng, thường là 4 ngày đi đại tiện 1 lần, và thường
kèm theo máu,thi thoảng mới đi phân lỏng, hay ợ hơi, ợ chua sau ăn và
chướng bụng đầy hơi, ăn lâu tiêu rất khó chịu, cháu không bị biểu hiện
đau bụng. Và đầu năm 2013 cháu có đến bệnh viện Bạch Mai soi đại
tràng thì không phát hiện ra biểu hiện lạ và BS chẩn đoán cháu bị
hội chứng ruột kích thích rồi kê thuốc men tiêu hóa và 1 loại thuốc
về uống trong khoảng 10 ngày rồi đến tái khám. Cháu uống thì thuốc
thì thấy có đỡ đi đại tiện bình thường nhưng khi ngưng uống thì bệnh
lại như cũ, và cháu lại lấy thuốc đợt 2 uống và kết quả như đợt 1,
bây giờ tình trạng chướng bụng của cháu ngày càng khó chịu ăn nhanh
no và táo bón thì không khỏi. Vậy xin BS cho cháu lời khuyên ạ.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Em đã được chẩn đoán chính xác về Hội chứng ruột
kích thích. Em cũng đã được nội soi đại trực tràng để loại trừ các bệnh ung thư.
Điều trị thuốc cần theo phác đồ cụ thể, theo hệ thống. Tuy nhiên, bệnh có thể
tái phát và khi tái phát cần điều trị lại. Cần phối hợp với hoạt động thể dục
thể thao, tránh ăn các thức ăn lạ là nguyên nhân gây Hội chứng ruột kích thích.
Nguyễn Ngọc , Nam
- 49 Tuổi
Mỗi buổi sáng tôi thường đi đại tiện 2 đến 3 lần. Lần 1 sau khi thức
dậy, lần 2 và 3 sau khi ăn sáng. Nếu ngày hôm trước có uống nhiều
bia thì đi đại tiện nhiều lần hơn và phân không bình thường. Mỗi lần
hồi hộp vì chuyện gì đó lại bắt đi đại tiện. Vậy, xin hỏi BS tôi bi
bệnh gì và cách điều trị như thế nào?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Triệu chứng để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng. Bệnh đại tràng liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống. Như bạn nói khi bạn uống bia, rượu nhiều lần có thể gây đi nhiều lần, phân táo, lỏng... bạn nên uống bớt bia rượu, điều chỉnh chế độ ăn uống.
Mỗi lần hồi hộp vì chuyện gì đó lại bắt đi đại tiện có thể do đại tràng rất nhạy cảm, mình phải điều chỉnh ăn uống, hay dùng thuốc dự phòng: đông y, tây y, thực phẩm chức năng như Tràng Phục Linh... Khi nào điều hòa ổn định bạn có thể dừng lại...
Phạm Văn
Thảo , Nam - 31 Tuổi
Hai năm trước cháu có đi nội soi ở bv Xanh Pôn và bác sỹ kết
luận bị viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt.Cháu thường
xuyên bị đi ngoài phân lỏng mót rặn mà phân không ra và rất
khó chịu. hôm nào mà ăn uống có chất tanh hoặc cay là mót
rặn đi ngoài đến 3,4 lần. Cháu đã uống nhiều thuốc tây y rồi
nhưng kết quả không thuyên giảm. Cháu cũng dùng một số thực
phẩm trức năng như Tràng Phục Linh, Đại Tràng Tâm Bình nhưng
cũng không giảm. Bây giờ cháu phải chữa trị như thế nào.
Cháu có thể gặp trực tiếp giáo sư ở một cơ sở khám chữa bệnh
nào để được tư vấn chữa trị không ạ
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Cháu nên dùng Tràng Phục Linh Plus 1 đợt nếu không đỡ nên đi khám lại. Nên kết hợp luyện tập thể dục thể thao và điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn có thể đến BV 108 để chúng tôi tư vấn cho bạn.
Bui An , Nam -
45 Tuổi
Tôi được BS chuẩn đoán có túi đại tràng (qua nội soi), khuyên
nên thường xuyên khám (1 năm 1 lần), nhưng nói hiện tại không có
biện pháp chữa trị gì, chỉ nên ăn kiêng. mong Bác sĩ giải đáp
thêm
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Phải hiểu đầy đủ là túi thừa của đại tràng, biện pháp điều trị là bảo tồn - chung sống với nó. Bạn phải giữ gìn vệ sinh, đừng để bội nhiễm, viêm nhiễm, khi có dấu hiệu chảy máu phải đến bệnh viện ngay.
Ngô văn Thức , Nam
- 51 Tuổi
Tôi bị bệnh đại tràng đã nhiều năm khoảng từ năm 1997 khi đi khám
bệnh ở BV tại TP HCM và phát hiện bệnh đại tràng từ đó và sau nhiều
lần đi khám bệnh có kèm nội soi đại tràng Bs kết luận “ Hội chứng
đại tràng kích thích“. Tuy uống thuốc nhiều lần theo toa chỉ dẫn của
BS nhưng có giảm rồi lại tái phát, có khi rất nặng, bình thường đi
ngoài 3 đến 4 lần/ngày, có lúc nặng ngày đi ngoài phân lỏng 7 đến 8
lần. BS có nói bệnh này không thể hết hẵn được mà chỉ giảm thôi chứ
không nên uống thuốc thường xuyên kéo dài do chủ yếu bệnh nhân phải
kiêng cữ trong vấn đề ăn uống và công việc đừng căng thẳng. Xin BS
tư vấn giùm bệnh của tôi có thể chữa hết hẵn không và cách điều trị
như thế nào là tốt nhất? Xin cám ơn.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Trước hết bạn không nên lo lắng quá nhiều, bạn cũng phải hiểu rằng hội chứng ruộc kích thích có thể điều trị tốt nếu dùng phác đồ tốt và phối hợp nhiều biện pháp điều trị. Nên thay đổi phác đồ cho phù hợp với bản thân mình, nên luyện tập thể dục thể thao, điều chỉnh chế độ ăn uống.
Nguyễn Hùng , Nam
- 54 Tuổi
Tôi bị đau đại tràng đã khoảng 10 năm nay có lẽ do nhiều nguyên nhân
nhưng nguyên nhân chủ yếu do dùng nhiều kháng sinh cho bệnh khác.
Gần đây tôi được nghe nói chữa bằng mật lợn nấu cao với nghệ mật
ong... tôi đã thực hiện và thấy giảm nhiều, không thấy triệu chứng
đau như trước (trước đó tôi uống chỉ một ngụm rượu hoặc một ngụm bia
nhỏ thôi là đã bị đau bụng). Giờ đây tôi có thể uống vài cốc bia
hoặc vài chén rượu cũng không thấy đau. Vậy tôi muốn hỏi là liệu
cách điều trị của tôi đã đúng hướng chưa? Và mật lợn tươi nấu cao
như vậy có bị độc hại hoặc gây biến chứng gì không? Và tôi có cần
phải tiếp tục nấu cao mật lợn để uống nữa hay thôi?
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Tôi không có kinh nghiệm về việc dùng cao mật lớn nấu nghệ mật ong và cũng chưa có kinh nghiệm về điều trị cách này cho bệnh nhân viêm đại tràng. Nên nhớ rằng 1 số bệnh nhân khi dùng quá nhiều cao mật lợn bị ảnh hưởng đến sức khỏe, khuyên bác không nên dùng kéo dài.
Dương Thị Tình, Nữ - 35 tuổi
Tôi hay bị đau bụng, dưới, ăn chua và tanh vào thì hay bị đi lỏng, đi
khám, BS chẩn đoán và hội chứng kích thích ruột, cho thuốc điều trị. Bệnh chỉ
được ổn định một thời gian rồi đâu lại vào đấy. Tôi xin hỏi BS có phác đồ điều
trị nào tối ưu cho bệnh này không ạ.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho Hội chứng
ruột kích thích. Bạn nên dùng các thuốc đông nam y, kết hợp luyện tập thể dục,
thay đổi lối sống. Có thể dùng Tràng Phục Linh Plus để điều trị Hội chứng ruột
kích thích.
Nguyễn Thị Thúy Hồng, Nữ - 45 tuổi
Tôi bị đi cầu lỏng đã 8 tháng nay, không đau bụng nhưng hay bị sôi bụng,
đi cầu nhiều lần trong ngày, ăn uống và ngủ bình thường. Đã nội soi đại tràng,
kết quả bình thường. BS kết luận bị Hội chứng ruột kích thích. Tôi đã dùng nhiều
loại thuốc nhưng vẫn không thuyên giảm. Khoảng một tháng rưỡi nay tôi đã dùng
thử Tràng Phục Linh Plus, bệnh thấy cũng đỡ, chỉ còn đi cầu 1 lần trong ngày,
tuy nhiên phân vẫn nát, chưa thể trở lại bình thường. Tôi muốn hỏi tôi có phải
uống thêm thuốc gì kết hợp với Tràng Phục Linh Plus không, vì tôi được biết
Tràng Phục Linh Plus chỉ là thực phẩm chức năng.
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Như vậy bạn đã hiểu sâu về Tràng Phục Linh Plus rồi.
Bạn có thể dùng xen kẽ từng đợt giữa Tràng Phục Linh Plus với các thuốc Tây y.
Smecta, hoặc Gastropulgite là những thuốc chống tiêu chảy khá tốt trong điều trị
Hội chứng ruột kích thích.
pham thu
luyen , Nữ - 40 Tuổi
Tôi thường xuyên bị táo bón, 3-5 ngày đi 1 lần, ăn dơ là bị
đi ngoài luôn, có cảm giác đi không hết phân. Tôi có phải bị
ruột kích thích không? Xin tư vấn và hướng dẫn điều trị
giúp. Cảm ơn
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Một trong những triệu chứng hội chứng ruột kích thích thể táo bón. Điều trị: dùng thuốc chống táo bón (như Duphalac) kết hợp ăn nhiều hoa quả, có thể dùng thêm Tràng phục Linh Plus để tăng cường sức khỏe và điều trị đại tràng
Anh Phúc, Nam - 35
tuổi:
Tôi xin hỏi BS, tôi bị hội chứng ruột kích thích, đã đi nhiều BV,
sử dụng nhiều thuốc Tây y, bệnh có thuyên giam, tôi đang cần nhắc bây
giờ tôi có sử dụng được Tràng Phục Linh Plus được hay không
PGS.TS Vũ Văn Khiên: Bạn đã được chẩn đoán hội chứng ruột kích
thích bởi các chuyên gia của BV lớn và đã được điều trị bằng thuốc Tây
y. Tuy nhiên bạn cũng phải nên hiểu rằng bệnh có thể tái phát và bạn có
thể sử dụng Tràng phục Linh Plus vì đây là thực phẩm chức năng được
nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam đã được Bộ y tế cho phép sử dụng
VietNamNet