Nếu chỉ tính lương cứng là 1,15 triệu đồng nhân với hệ số 2,34 (dành cho giảng viên trẻ), cộng với tiền dạy vượt giờ là 30 ngàn đồng/tiết thì một giảng viên mới vào nghề phải "nhịn ăn" chục năm trời mới mua được ô tô loại rẻ nhất hiện nay.

Một độc giả gửi đến báo lời tâm sự: Tôi đang là giảng viên của một trường Đại học. Bạn bè hỏi bao giờ thì mua được ôtô, tôi cứ nói vui, lương như tôi phải nhịn ăn cả chục năm mới mua được con xe thuộc vào loại rẻ nhất hiện nay.

{keywords}

Để mua chiếc xe vào loại rẻ nhất hiện nay (400 triệu đồng), một giảng viên đại học phải nhịn ăn nhịn tiêu gần chục năm mới đủ. Ảnh minh họa

Như tôi, mỗi tháng nhận phần cứng (lương) là 1,15 triệu đồng nhân với hệ số 2,34 (dành cho giảng viên trẻ), cộng với tiền dạy vượt giờ là 30 ngàn đồng/tiết.

Suy ra, trung bình mỗi tháng một giảng viên trẻ như tôi có thu nhập cứng từ đứng trên bục giảng chỉ khoảng 3,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, tôi muốn mua một "con" Chevrolet Spark đời mới, cần phải có gần 400 triệu đồng, thì với mức thu nhập chính thức như hiện nay, có lẽ giảng viên phải cần cần làm việc không nghỉ và không chi tiêu bất cứ khoản gì trong vòng 10 năm mới mua được ô tô đi dạy.

Đó là tôi nói vui, và đó cũng chỉ là tính nguyên phần lương cứng và tiền dạy vượt giờ. Còn đa phần các giảng viên muốn có thu nhập thì phải đi dạy thêm, hay cộng tác giảng dạy ở các trung tâm, doanh nghiệp bên ngoài.

Tóm lại, một giảng viên giỏi đã sắm được ô tô để đi dạy thì có tổng thu nhập như sau: 10% đến từ trường đại học, 90% đến từ công việc làm thêm bên ngoài.

Tôi lấy chuyện lương cứng và thu nhập cứng từ trường Đại học ví với chuyện mua ô tô để nói rằng, giảng viên chỉ trông chờ vào khoản lương cứng mà không đi dạy thêm thì thật khó sống. Đó cũng là lí do các trường Đại học không thể níu chân được giảng viên giỏi.

(Theo Autodaily)