Tất cả các tổ chức, cá nhân có
chương trình, dự án hoặc phương án bảo vệ môi trường đều được hỗ trợ tài chính.
Khách hàng có thể vay 70-75% tổng vốn đầu tư trong thời gian 10 năm, với lãi
suất ưu đãi 5.4%/năm.
Đó là kết quả thu được từ thành công của Hội
nghị Xúc tiến đầu tư bảo vệ môi trường tại Hà Nội nhằm kêu gọi các tổ chức, cá
nhân có chương trình, dự án bảo vệ môi trường tại Việt Nam tham gia vay vốn. Hội
nghị do Quỹ Bảo Vệ Môi trường Việt Nam(VEPF) tổ chức.
Phát biểu tại Hội
nghị, Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
VEPF Bùi Cách Tuyến khẳng định các kết quả thực tế của VEPF đã chứng tỏ việc
thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của Chính phủ là một chủ trương hết sức
đúng đắn, đóng góp một phần vào bảo vệ môi trường, quỹ trở thành một địa chỉ tin
cậy, một nguồn vốn hữu dụng cho các nhà đầu tư bảo vệ môi trường tại Việt Nam
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi
trường.
|
Lò gạch liên tục kiểu đứng Nam Sách, Hải Dương.
|
Ông
Nguyễn Nam Phương, Giám đốc VEPF cho biết nguồn vốn này đã đáp ứng một phần nhu
cầu về vốn cho các nhà đầu tư môi trường, góp phần thực hiện kịp thời các nhiệm
vụ môi trường có tính cấp bách như: Xử lý chất thải công nghiệp; Xử lý ô nhiễm
môi trường các đơn vị thuộc Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xử lý nước thải, chất thải các nhà máy, xí nghiệp; Xử lý ô nhiễm làng nghề; Xử
lý chất thải sinh hoạt; Xử lý khói bụi; Triển khai các công nghệ sạch, thân
thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng; Sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường;
Xã hội hóa thu gom rác thải cải thiện môi trường lưu vực sông, xây dựng các nhà
máy xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, xã hội hóa thu gom rác
thải, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường.
“Trong tầm nhìn chiến
lược đến 2020, VEPF sẽ phấn đấu trở thành một Ngân hàng môi trường vì nền kinh
tế xanh tại Việt Nam”, ông Nguyễn Nam Phương khẳng định.
|
Nhà máy xử
lý chất thải nguy hại Sao Việt, Bà Rịa- Vũng Tàu |
Các đại biểu và đại diện
doanh nghiệp tham dự đã có những đóng góp quan trọng và đồng tình rằng đầu tư
bảo vệ môi trường không chỉ là bắt buộc của pháp luật mà còn mang lại lợi ích
trực tiếp cho đơn vị chủ đầu tư công trình bảo vệ môi trường. Sự hỗ trợ tích cực
của Chính phủ thông qua quỹ VEPF sẽ khuyến khích rất tốt công tác đầu tư, đồng
thời thông qua chủ đầu tư này kiểm soát chặt chẽ hành vi, mức độ gây ô nhiễm của
các cơ sở sản xuất, từng bước cải thiện môi trường sống của người
dân.
Ngoài hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, VEPF còn hỗ trợ lãi
suất vay, tài trợ và đồng tài trợ, quản lý dự án theo cơ chế phát triển sạch
(CDM), ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, bảo lãnh vay vốn.
Các dự án cho vay của Quỹ đã có mặt ở hơn 30 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, kể
cả các tỉnh xa như Cao Bằng và Cà Mau.
|
Nhà máy đốt trấu tại Công ty
Nhiệt điện Đình Hải, Cần Thơ.
|
Để tiếp cận được các nguồn tài chính này,
các doanh nghiệp cần nắm rõ những lĩnh vực ưu tiên và tiêu chí lựa chọn. Trong
đó, tiêu chí để các doanh nghiệp được chọn sẽ dựa vào một số yếu tố như tính cấp
thiết, hiệu quả, tính phù hợp, tính nhân rộng và cuối cùng là khả năng hoàn trả
vốn của dự án.
|
Xử lý ô nhiễm khói bụi xi măng tại nhà máy xi măng
Duyên Linh, Hải Dương.
|
Ngoài nguồn vốn rót từ ngân sách, VEPF cũng chủ
động tìm kiếm và xây dựng các ý tưởng dự án khả thi, đề xuất hợp tác với các tổ
chức trong nước và quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ đóng góp trực tiếp cho
các dự án này và bổ sung nguồn vốn cho VEPF. Quỹ đã hợp tác với Tổ chức Phát
triển thế giới, Quỹ Môi trường của Cộng hòa Séc; nhận tiền đóng góp tự nguyện
của hành khách bảo vệ ô nhiễm không khí từ hãng hàng không JetStar Pacific.
Đồng thời VEPF triển khai một số hợp tác mới với Ngân hàng NN&PTNT
Việt Nam; Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex về hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ
tài chính cho các dự án và họat động bảo vệ môi trường tại Việt Nam. VEPF cũng
làm việc với Ngân hàng thế giới World Bank, Quỹ Hans Seideil Foundation(Đức), Tổ
chức Hệ thống thế giới xanh Green World nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa hai
bên.
Dự kiến VEPF sẽ tổ chức tiếp Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Tp.HCM
ngày 27/4/2011 tới.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ
-TTg ngày 26/6/2002. Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nước thực hiện chức năng tiếp
nhận các nguồn từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ đóng góp, ủy thác của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án và
nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.
Trong hơn 8 năm hoạt
động, VEPF đã cam kết cho 113 dự án vay hơn 566 tỷ đồng, tài trợ 21 tỷ đồng, ký
quỹ môi trường đạt gần 25 tỷ đồng, thu lệ phí bán CERs hơn 31 tỷ đồng. Bên cạnh
đó, VEPF cũng đã tăng cường tài trợ các dự án bảo vệ môi trường, khắc phục sự cố
môi trường sau bão lụt ở các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ, mức tài trợ hơn 11
tỷ đồng tăng gấp 4,5 lần so với 2009.
|