Nguyên nhân ho, đờm dai dẳng
Một nghiên cứu được đăng trên The Lancet Respiratory Medicine cho thấy, triệu chứng ho, húng hắng kéo dài trung bình 19 ngày đối với hầu hết người mắc Covid-19 và lên đến 4 tuần ở khoảng 5% bệnh nhân. Một số bệnh nhân bị hậu Covid-19 có thể bị ho trong nhiều tháng.
Dù âm tính gần 2 tuần nhưng triệu chứng ho của chị Đặng Mai Linh (38 tuổi, trú tại quận Tân Bình, TP.HCM) vẫn không thuyên giảm. Chị Mai Linh cho biết: “Từng đợt ho của tôi rất lạ, ho khan, ho từng tiếng… nhiều người không biết cứ nghĩ mình cố tình “ho đùa”. Đôi khi bản thân nghĩ mình vẫn còn dương tính nên test nhanh để kiểm tra, nhưng kết quả lại âm tính”.
Sau khi mắc Covid-19 đã khỏi, nhiều người vẫn còn triệu chứng ho, đờm cổ họng kéo dài. Theo PGS.TS lương y Phùng Hòa Bình - Nguyên trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội, “Hậu Covid-19, triệu chứng điển hình thường hay gặp là đau họng, rát họng, ngứa họng và ho kéo dài…”. Theo chuyên gia, khi Covid-19 thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp trên, nặng thì đi sâu xuống phổi gây viêm đường hô hấp dưới. Ổ viêm tiết nhiều chất dịch, dịch sẽ có ở phổi, phế quản và cổ họng, lượng dịch này dần dần được đào thải ra ngoài.
Dịch đờm này chứa virus, vi khuẩn gây cảm giác vướng họng, cản trở lưu thông khí, được xem như một dị vật và phản ứng cơ thể là ho để đào thải đờm ra khỏi đường hô hấp. Khi cơ thể thiều oxy thì gây mệt mỏi, choáng váng, “hụt hơi”.
Ngoài ra, ho sau Covid-19 còn do các nguyên nhân khác, như: Ho do người bệnh có cơ địa dị ứng, bị suyễn; người có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày; nhiều người bệnh ho còn do trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng,... bị kích thích bởi các tác nhân gây ho.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể làm cho triệu chứng ho càng kéo dài hơn ở người bệnh sau nhiễm Covid-19 như: cười nhiều, nói chuyện nhiều, hít không khí lạnh, thở bằng miệng nhiều, hít phải mùi lại, thay đổi tư thế khi nằm...
Kiểm soát giảm cơn ho, giảm đờm, tăng cường bổ phế
Theo hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 của Bộ Y tế, trong mục “dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết” khuyên rằng: Khi ho nhiều người bệnh nhiễm Covid-19 có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin… Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trọng khi sử dụng thuốc.
Cũng theo PGS.TS, lương y Phùng Hòa Bình, để phục hồi chức năng hô hấp của phổi, sử dụng thảo dược là một giải pháp hiệu quả mà lành tính. Trong y học cổ truyền, có rất nhiều vị thuốc bổ khí, quy vào kinh phế, tức là tăng cường khả năng thu nạp oxy của phế, từ đó tăng cường oxy đến các cơ quan. Có thể kết hợp nhiều vị thuốc để tăng cường chức năng hô hấp theo nhiều cơ chế khác nhau. Tăng cường năng hô hấp của phổi, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, như: nhân sâm, đẳng sâm, hoàng kỳ, đông trùng hạ thảo… Chống viêm như liên kiều, kim ngân, hoàng liên, hoàng cầm… Nhiều vị thuốc có chứa hợp chất saponin triterpenic làm loãng dịch, long đờm, như: mạch môn, cát cánh, viễn chí…
Với công thức đặc biệt, kế thừa trên nền bài thuốc cổ phương “Gia Giảm Sâm Tô Ẩm” của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, TPBVSK An Phế Nam Dược bao gồm dạng viên ngậm và cao ho, với thành phần chiết xuất từ các vị thảo dược sạch như: cát cánh giàu saponin, đảng sâm giúp bổ khí và quất, trần bì, kha tử... Sản phẩm hỗ trợ tăng cường bổ phế, thanh họng, giúp giảm đờm, hạn chế ho nhiều, giảm đau họng, sưng họng, khản tiếng, mất tiếng do ho kéo dài.
Khác với dạng siro ho, Cao An Phế Nam Dược được bào chế dạng cao ho đậm đặc, hàm lượng dược liệu cao, phù hợp cho người bị ho khan, ho có đờm, đau họng, khản tiếng do cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, do cảm lạnh và do thay đổi thời tiết.
Công ty Cổ phần Nam Dược Địa chỉ: Số 51, đường Trương Công Giai, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội Website: http://anphe.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/anphe.vn Sản phẩm An Phế Nam Dược không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Ngọc Minh