- Theo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh, TP không ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực ga Hà Nội.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành liên quan đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận. Việc này ngoài phục vụ cho ngành đường sắt còn là trung tâm tài chính, kiến trúc, nghỉ dưỡng đô thị với các công trình cao từ 40-70 tầng.

{keywords}
Ga Hà Nội

Theo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh, quy hoạch này do Sở chủ trì lập, đơn vị tư vấn quốc tế là công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltđ (NSC) của Nhật. Đồ án được thực hiện theo mô hình hiện đại các nước phát triển xây dựng trong TP.

Đặt băn khoăn việc TP đề xuất xây dựng hàng loạt công trình cao từ 40-70 tầng (khoảng 100-200m) liệu có “vượt trần” của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 ở khu vực 4 quận nội thành hay không, ông Vinh thừa nhận đây là khu vực hạn chế chiều cao công trình.

“TP không ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực ga Hà Nội. Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung năm 2011, nếu đề xuất của TP có khác so với quy hoạch thì Thủ tướng là người quyết định khác hay không khác”, ông Lê Vinh nói.

Đầu tư khoảng 23.800 tỷ đồng

Trước việc lo ngại mật độ dân số cao, gây áp lực cho khu vực nội đô, ông Vinh khẳng định lo ngại như vậy chỉ là cảm tính và cho biết, đơn vị đã tính toán tổng dân số ở khu vực này một cách khoa học nhất. Phần lớn trong số này là dân tái định cư tại chỗ.

Đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội có tổng diện tích 98,1ha. Tổng dân số của khu vực này được quy hoạch khoảng 44.000 người, trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.

Hà Nội đề xuất xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng. 

Theo TP Hà Nội, việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch 9 phân vùng không gian chức năng gồm khu văn hoá thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40-70 tầng, khu thương mại quốc tế, khu lối sống mới cao khoảng 40-60 tầng, khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40-60 tầng, khu ga đường sắt cao 40-70 tầng.

Đồ án cũng nêu đề xuất với 3 phương án thiết kế chiều cao các công trình cao từ 100-200 m xây dựng xung quanh khu vực hồ Linh Quang.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng khu vực trên khoảng 23.800 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội đảm nhận khoảng 700 tỷ đồng để đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật.

Đề xuất chuyển đường sắt HN sang bên kia sông Hồng

Đề xuất chuyển đường sắt HN sang bên kia sông Hồng

Để giảm tai nạn và tránh gây xung đột giao thông khi các tàu đi qua, PGĐ Công an TP Hà Nội đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.

Chuyển đường sắt sang bên kia sông Hồng: Bất tiện nghìn khách đi lại

Chuyển đường sắt sang bên kia sông Hồng: Bất tiện nghìn khách đi lại

Bộ GTVT thông tin, theo quy hoạch đường sắt được Thủ tướng phê duyệt thì đường sắt quốc gia vẫn có ga trung tâm là ga Hà Nội hiện nay và chưa có gì thay đổi.

Xây dựng cầu vượt trong ga Hà Nội, Sài Gòn

Xây dựng cầu vượt trong ga Hà Nội, Sài Gòn

 Đối với ga Hà Nội và Sài Gòn ít nhất phải xây dựng  2 cầu vượt bộ hành qua đường có ke ga đón khách, đảm bảo thuận lợi cho tàu khách.

Ga Hà Nội sắp có cầu vượt bộ hành

Ga Hà Nội sắp có cầu vượt bộ hành

 Ga Hà Nội sẽ khánh thành hai cầu vượt bộ hành trong ga để hành khách có thể lên, xuống đường dẫn lên tàu thuận tiện và an toàn. 

Hương Quỳnh