Các vườn nho ở châu Âu sản xuất hơn 50% rượu vang trên thế giới, đã phải trải qua hiện tượng thời tiết nóng và khô hơn bình thường vào năm 2022, khiến cho 18% vườn nho ở châu Âu có nguy cơ bị khô hạn. Năm nay, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Thủy sản Tây Ban Nha cũng lo ngại, sản lượng rượu vang của Tây Ban Nha sẽ giảm hơn 20% so với năm ngoái, do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài.
Theo dõi tình trạng sinh lý của cây trồng là một bước quan trọng để bảo vệ cây trồng trước những tác động có hại và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, các phương pháp hiện có để đánh giá tình trạng cây trồng lại đang gây hại và trong nhiều trường hợp, cần phải chờ lâu mới có kết quả.
Để đánh giá phản ứng của thực vật do tác động của hạn hán, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Kaunas (KTU) ở Litva đã phát triển một thiết bị không xâm lấn và sử dụng sóng siêu âm không tiếp xúc trên một chiếc lá chưa cắt để tiến hành đo lường và đánh giá tác động của hạn hán đến cây trồng.
![W-minhhoa.png](https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2025/1/12/w-minhhoa-66666.png?width=0&s=leWUZMiPMSdkeZ-wu6c05A)
Thiết bị do các nhà khoa học tại KTU phát triển, bao gồm hai bộ chuyển đổi, trong đó một bộ hoạt động như loa phát tín hiệu và bộ còn lại nhận tín hiệu dưới dạng micrô. Bất cứ vật gì ở giữa chúng đều làm thay đổi tín hiệu.
Thiết bị điện tử có kích thước bằng lòng bàn tay này sinh ra sóng siêu âm, nhận và truyền dữ liệu đến điện thoại thông minh. Tọa độ địa lý và hình ảnh được đính kèm vào dữ liệu cảm biến và được gửi đến bộ lưu trữ đám mây. Bản đồ phân phối và biểu đồ thời gian về các đặc điểm của thực vật được tạo ra bằng công nghệ điện toán đám mây. Tần số cộng hưởng, độ dày, mật độ và mức độ suy giảm của cây có thể được đo lường nhờ có sóng siêu âm từ thiết bị mới.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thiết bị cho cây nho và tiến tới công cụ này có thể được phát triển thêm cho các loại cây khác để kiểm soát bệnh tật…