Hơn hai tháng chống chọi với dịch bệnh Covid-19, rất nhiều biển báo trả mặt bằng, cho thuê mặt bằng kinh doanh xuất hiện ở cả những khu phố sầm uất nhất trong những thành phố lớn. Thực trạng này là khó tránh khỏi, bởi nhiều doanh nghiệp đã không thể cầm cự nổi sau thời gian dài người dân hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc. Các tác động kinh tế lên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hàng khác nhau đều dễ dàng thấy rõ.
Doanh nghiệp “ngấm đòn đau”
Nguy cơ từ dịch bệnh Covid-19 đang đẩy nhiều doanh nghiệp đến tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản nếu không tìm ra được hướng đi phù hợp để thích ứng trong giai đoạn này.
Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 2 tháng đầu năm nay đã có tới 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Tham gia khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, có đến 74% doanh nghiệp cho biết sẽ phá sản. Đây là những con số biết nói cho thấy rất nhiều doanh nghiệp đã “ngấm đòn đau” của Covid-19 mà không hề có sự chuẩn bị.
Tuy vậy, vẫn có một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh online, các trang thương mại điện tử hay giao hàng qua ứng dụng thì không chịu nhiều ảnh hưởng, thậm chí có phần “ăn nên làm ra”.
Khảo sát của công ty Nielsen chỉ ra rằng Covid-19 sẽ là cơ hội cho các nhà bán lẻ đánh giá tốc độ cung ứng và thúc đẩy thói quen mua hàng online của người dân. Thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ tránh tụ tập đông người, người dân chuyển sang mua bán trực tuyến, giao hàng tận nhà, giải trí online.
Đã có nhiều doanh nghiệp “nương” theo tâm lý tiêu dùng này mà chuyển đổi hình thức bán hàng truyền thống sang bán online và phối hợp cùng các đơn vị giao nhận hàng để giao tận nơi cho khách.
Đâu là giải pháp cho các doanh nghiệp mùa dịch?
Chuyển đổi mô hình kinh doanh sang online
Chuyển đổi mô hình kinh doanh không phải là chuyện một sớm một chiều, nhưng trong tình hình đối phó dịch bệnh thì có vẻ nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển sang kênh online tốt như các ngành hàng FMCG, điện tử, thời trang,…vốn trước nay chủ yếu bán qua kênh truyền thống.
Bên cạnh đó, chính sách đóng cửa bắt buộc với nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,…nhằm tránh tụ tập nên các doanh nghiệp dịch vụ này cũng chuyển sang kinh doanh online và chỉ duy trì hoạt động bằng việc bán mang đi hay giao tận nơi bằng các dịch vụ giao hàng.
Kênh bán lẻ truyền thống, theo ước tính của đại diện một hệ thống siêu thị, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đơn hàng giao dịch thông qua kênh giao dịch trực tuyến tăng tới 10 lần so với ngày thường; còn ở một số hệ thống siêu thị khác, con số này tầm 150 - 200%.
Tìm đối tác giao nhận an toàn để hợp tác kinh doanh mùa Covid-19
Một khi đã chuyển sang hình thức bán online, thì yếu tố quan trọng không thể bỏ qua chính là đối tác giao nhận. Nhưng lựa chọn đối tác nào là thích hợp giai đoạn này? Một trong những yếu tố hàng đầu được người dùng quan tâm khi lựa chọn sử dụng dịch vụ là sự an toàn.
Từ khóa này cũng là tiêu chí của Lalamove, một đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận đã hoạt động bền bỉ ở Việt Nam hơn 2 năm. Mới đây, Lalamove cũng đã triển khai phát 10.000 khẩu trang và nước rửa tay cho đội ngũ tài xế của mình, đồng thời xịt khử trùng toàn bộ phương tiện và thùng giữ nhiệt nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho chính tài xế và khách hàng trong quá trình vận chuyển đơn hàng đi khắp hai thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Từ những ngày đầu dịch bệnh, Lalamove đã luôn có những buổi hướng dẫn quy trình an toàn cụ thể cho cánh tài xế như rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh xe, điện thoại và các phụ kiện khác, rửa tay trước và sau khi giao hàng, đứng cách xa 2m khi giao hàng nên các khách hàng của Lalamove vẫn luôn an tâm sử dụng dịch vụ.
Dịch bệnh là điều không ai muốn, gây ảnh hưởng đến rất nhiều người nhưng cũng được xem là cơ hội cho nhiều sự chuyển đổi nhanh và phù hợp. Chuyển hình thức kinh doanh online và lựa chọn một đối tác giao nhận an toàn-chuyên nghiệp-đáng tin cậy như Lalamove có lẽ là phương án mà nhiều doanh nghiệp nên tính đến.
Tố Uyên